Giá vàng hôm nay 24/9: Chênh lệch giá vàng SJC với vàng thế giới lên tới 8,5 triệu đồng/lượng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sâu, xuống mức 1.754,60 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.860), tương đương 48,87 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 8,5 triệu đồng/lượng.
Hình minh họa
Hình minh họa

Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 23/9:

Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,70-57,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 23/9. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 670.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 56,95-57,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 23/9. Chênh lệch giá mua - bán vàng 700.000 đồng/lượng.

Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,70-57,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 23/9. Chênh lệch giá mua – bán vàng 750.000 đồng/lượng.

Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.754,60 USD/ounce, giảm 13,3 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.860), tương đương 48,87 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 8,5 triệu đồng/lượng.

Nguyên nhân khiến giá vàng thế giới đi xuống diễn ra trong bối cảnh ông Jerome Powell – Chủ tịch Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo sẽ cắt giảm dần chương trình thu mua tài sản vào tháng 11. Chương trình này sẽ kết thúc vào năm 2022 khi số liệu về thị trường lao động Mỹ tăng trưởng tích cực hơn.

Sau khi tiếp nhận thông tin này, giới đầu tư nhận định trong thời gian tới nguồn cung tiền mặt bị hạn chế sẽ thúc đẩy giá đô la tăng, qua đó tạo áp lực cho giá vàng.

Fed cũng cho biết nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi nhưng sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 đang làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Mỹ đang vật lộn với việc mở rộng trần nợ trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết Chính phủ Mỹ sẽ hết tiền vào tháng 10 tới.

Chính vì vậy, vàng vẫn được coi là một lựa chọn tốt trong dài hạn khi mà lạm phát được dự báo tăng vọt như là hậu quả của một đợt bơm tiền kéo dài nhằm vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Những dự báo về nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu mà chuyển dòng tiền sang đầu tư vàng.

Được biết, tại cuộc họp chính sách, có 9/18 quan chức Fed ủng hộ việc tăng lãi suất chính sách trong năm sau khi lạm phát 2021 được dự báo ở mức 4,2%, cao hơn gấp đôi so với lạm phát mục tiêu 2%.

Fed dự báo lạm phát sẽ ở mức 2,2% trong năm 2022 và 2023 và giảm xuống 2,1% trong năm 2024.

Đọc thêm