Trước bức tranh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, Bộ Tài chính cho rằng, song song với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng cần phải có những giải pháp tài chính để kịp thời tháo gỡ, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, chống suy giảm kinh tế, gắn với thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát ở mức 9%, phấn đấu đảm bảo tăng trưởng 6%. Bộ Tài chính đã công bố 5 nhóm giải pháp tài chính gỡ khó cho DN, thị trường với số tiền hỗ trợ qua chính sách thuế lên tới 29.000 tỷ đồng.
Trước bức tranh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, Bộ Tài chính cho rằng, song song với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng cần phải có những giải pháp tài chính để kịp thời tháo gỡ, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, chống suy giảm kinh tế, gắn với thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát ở mức 9%, phấn đấu đảm bảo tăng trưởng 6%. Bộ Tài chính đã công bố 5 nhóm giải pháp tài chính gỡ khó cho DN, thị trường với số tiền hỗ trợ qua chính sách thuế lên tới 29.000 tỷ đồng.
|
Hình minh họa |
5 nhóm giải pháp bao gồm: điều hành vĩ mô, chi tiêu công, thuế - phí, điều hành giá - trợ cấp và cải cách thủ tục hành chính thuế. Để triển khai gói hỗ trợ, ngân sách dự kiến giảm thu khoảng 9.000 tỷ đồng nhưng tổng giá trị thực tế doanh nghiệp được hưởng lên tới 29.000 tỷ đồng. Trong đó, gần 16.000 tỷ đồng là lợi ích từ việc giãn nộp thuế quý II trong vòng 6 tháng đồng (VAT khoảng 12.300 tỷ và giãn thuế TNDN 3.500 tỷ đồng).. 13.000 tỷ đồng còn lại bao gồm các giải pháp tài chính trực tiếp giảm chi phí như miễn giảm thuế TNDN và thuế khoán đối với hộ kinh doanh, thuế môn bài sẽ ở mức khoảng 4.100 tỷ đồng; giảm 50% tiền thuê đất cho doanh nghiệp khoảng 1.500 tỷ đồng; lùi thời hạn thu phí bảo trì đường bộ khoảng 3.000 - 3.200 tỷ đồng và các giải pháp về chi tiêu trị giá khoảng 2.670 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ Tài chính quyết định tăng chi tiêu công thông qua sử dụng số thu tăng của 2011.
Tổng gói chi dự kiến lên tới 4.600 tỷ đồng trong đó bổ sung thêm 2.100 tỷ đồng để thực hiện một số công trình cấp bách; dành thêm 1.000 tỷ đồng cho kiên cố hóa kênh mương, 750 tỷ đồng xây nhà cho người có công với cách mạng; 460 tỷ đồng làm vốn đối ứng cho các dự án ODA; Dành 100 tỷ đồng (Quỹ hội Liên hiệp Phụ nữ VN) cho hộ nghèo vay sản xuất. Đặc biệt cho phép các đơn vị sử dụng khoản kinh phí 2011 tạm dừng mua sắm nay chuyển sang kinh phí năm 2012 và thực hiện mua sắm theo quy định của Chính phủ.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, sở dĩ bộ này dùng gói giải pháp về thuế và phí vì các DN đang gặp khó khăn về thuế. Tính đến hết tháng 2/2012, số nợ thuế của DN đã tăng 28,5% trong đó khu vực DN có vốn ĐTNN tăng 25,7%, khu vực DN tư nhân tăng 13,9%. Nợ thuế VAT lớn phải kể đến bất động sản, khai khoáng nông lâm nghiệp, dịch vụ ăn uống. Tính đến giữa tháng 3, số DN nợ thuế nhập khẩu lên tới 8.456 DN.
Do DN nợ thuế nhiều, nên số thu ngân sách từ thuế giảm mạnh, như: bất động sản nộp thuế VAT giảm 29,8% so với cùng kỳ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm giảm 22%, vận tải kho bãi giảm 16,4%, nông lâm nghiệp thủy sản giảm 7,4%... Còn số thuế thu nhập DN thu đạt mức thấp nhất trong các năm từ 2009 trở lại đây.
Sau 29.000 tỷ đồng “ứng cứu: Đang lỗ, không cần giảm thuế nữa...? Theo Nghị quyết số 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tổng gói hỗ trợ lên tới 29.000 tỉ đồng. Trước thông tin mới này, phản ứng từ các DN ra sao? Giám đốc Cơ sở mây tre đan Tân Tiến - ông Bùi Cao Thạch - cho biết, suốt hơn 1 năm nay doanh số Cty Tân Tiến rất thấp. Do đó, việc có được miễn thuế hay không cũng không tác động nhiều tới DN mà ông đang làm chủ. Theo ông Tiến, hợp đồng ký giao hàng của ông thực hiện giao dịch bằng USD, biến động rất ít. Tuy nhiên, nguyên vật liệu là tre, mây hay công lương tính hàng ngày cho công nhân trả bằng tiền Việt, trượt giá rất nhiều. “Nhiều lần tôi đến ngân hàng địa phương vay vốn nhưng gặp khó, lúc thì hết vốn, lúc thì không đủ tiêu chuẩn. Đã nhiều lần kiến nghị với Hiệp hội mây tre đan cũng như nêu kiến nghị mỗi khi có cơ hội nhưng cũng không có kết quả, tự bơi đi kiếm từng hợp đồng chục triệu đồng còn hơn là ngồi chờ chính sách” - ông Tiến thẳng thắn chia sẻ. Theo một số chuyên gia tài chính, nhiều DN phá sản chỉ trong tích tắc do mất cân đối về tài chính. Để kịp thời “cứu” DN, Chính phủ đã quyết tâm hỗ trợ DN thì phải làm thật nhanh, không chờ đợi nữa. “Và nếu quyết tâm hơn thì nên tiến hành cắt giảm thuế VAT xuống 5%, giảm hẳn thuế TNDN từ 25% xuống còn 20% luôn. Cộng đồng DN đang chờ chính sách quyết liệt từ nhà nước. Hiện nay, DN đang lỗ thì họ không cần giảm thuế nữa” - một chủ DN nêu vấn đề. Theo ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Phú Thái - giá trị của DN lớn hơn rất nhiều so với giá trị thực, đó là cả một chuỗi sản xuất cung ứng. Do vậy, cần phải cứu DN bằng cách định hướng cụ thể chính sách vĩ mô để từ đó giúp cho các DN chủ động hoạch định kế hoạch kinh doanh. Do mất phương hướng nên DN lúc thì dạt về bất động sản, đến khi “bong bóng” vỡ thì DN kiếm lời bằng cách làm ăn buôn chuyến. Không có đường đi trong làm ăn nên chỉ cần gặp một cú sốc thị trường cũng khiến DN lao đao theo. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Sinh - Giám đốc Cty CP Austdoor Nghệ An- thì cho rằng “sẽ phần nào cứu được cho DN nếu DN được giãn một số nghĩa vụ như tiền sử dụng đất, các khoản phí, giảm thời gian chờ đợi hoàn thuế…” Ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương - cho biết, trong điều kiện bình thường các thủ tục hành chính vốn sẵn những phức tạp, rườm rà; nay trong bối cảnh khó khăn, các loại dự án đang bị ngưng, đầu vào - đầu ra tắc khiến cho sản phẩm tồn kho ở giữa bị phình to. Ông Cung nói rằng, “không ủng hộ với những chính sách hành chính, mà tôi khuyến khích áp dụng chính sách dài hạn, nghĩa là trả lại sự phân bố nguồn lực theo cơ chế thị trường”. |
Mai Hoa - Việt Hưng