* Ấn F5 để cập nhật liên tục
- Thưa bà, chính sách BHXH tự nguyện đã được triển khai thực hiện hơn 10 năm, tuy nhiên đến nay còn nhiều người dân vẫn chưa thực sự hiểu, chưa thực sự tin tưởng vào giá trị của BHXH tự nguyện, cũng như vai trò của nó đối với cuộc sống của họ trong tương lai. Vậy bà có thể cho biết BHXH tự nguyện là gì? Khi tham gia BHXH tự nguyện thì người dân được hưởng quyền lợi như thế nào? (Ngô Như Lợi, Hưng Yên)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Có hai loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong đó: Bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia để người lao động được hưởng 5 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Quyền lợi của người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là: Được nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tính theo tỉ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hang tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn với các mức cụ thể tuỳ thuộc vào đối tượng tham gia (nếu người lao động thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ 30%, thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 25%, còn các đối tượng khác được hỗ trợ với mức 10%).
Thời gian tham gia BHXH tự nguyện được cộng dồn với thời gian tham gia BHXH bắt buộc để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Khi người lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng. Trường hợp không đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.
Khi người lao động được hưởng lương hưu thì sẽ được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh theo quy định. Đồng thời, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng và kinh tế tăng trưởng thì những người đang hưởng lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng mức hưởng theo quy định của Chính phủ. Người đang tham gia BHXH tự nguyện hoặc đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất 1 lần).
- Vậy những đối tượng nào có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng những quyền lợi đó, thưa bà? (Ngô Như Lợi, Hưng Yên)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm các đối tượng sau: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi; Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố; Người lao động giúp việc gia đình; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH; Người tham gia khác.
|
Bà Đinh Thị Thu Hiền – Phó trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHXH (bên phải): Bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. |
- Đến tháng 9/2018 tôi đủ 55 tuổi và nghỉ hưu, có 20 năm tham gia đóng BHXH, trong đó có 6 năm đóng BHXH tự nguyện. Vậy tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của tôi được hưởng là bao nhiêu %? (Võ Diễm Kiều, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Tại Khoản 1 Điều 74 Luật BHXH 2014 quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nữ như sau:
Lao động nữ hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi thì tỷ lệ hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Đối chiếu quy định nêu trên, Bà nghỉ hưu vào tháng 9/2018, đã đủ 55 tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu của Bà được tính như sau:
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm, mỗi năm tính bằng 2% thì tính thêm: 5 * 2% = 10%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của Bà khi nghỉ hưu là: 45% + 10% = 55%.
- Tôi tham gia đăng ký đóng BHXH tự nguyện để được cấp sổ BHXH lần đầu thì nộp hồ sơ ở đâu? (Nguyễn Hoàng Ngân, Gia Lai)
Bà Nguyễn Lệ Thu: Để được cấp lại sổ BHXH, bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho Đại lý thu hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Mẹ tôi năm nay đã 40 tuổi, làm nông nghiệp. Giờ mẹ tôi muốn đóng BHXH tự nguyện để sau này có lương hưu. Nếu mẹ tôi tham gia đóng ngay từ năm nay thì mẹ tôi có đủ điều kiện để hưởng lương hưu không? Nếu được thì mức hưởng lương hưu sau này tính như thế nào? (Phương Mai, Bắc Ninh).
Ông Nguyễn Hồng Cường: Mẹ bạn tham gia đóng BHXH tự nguyện từ năm nay là đủ điều kiện để hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH khi đủ 55 tuổi. Bởi từ 40 tuổi đến đủ 55 tuổi là đóng 15 năm BHXH, khi đủ 55 tuổi thì đóng 1 lần cho 5 năm còn thiếu để đủ 20 năm để hưởng lương hưu ngay sau đó. Và mức lương hưu thì sẽ được hưởng 55% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
|
Ông Nguyễn Hồng Cường - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Ban Thu, BHXH Việt Nam |
- Tôi tham gia BHXH tự nguyện đã có sổ BHXH. Tôi được cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch thay đổi chữ đệm (hoặc họ và tên) của mình. Nay tôi muốn điều chỉnh thông tin chữ đệm trên sổ BHXH thì thủ tục hồ sơ gồm những gì? (Phạm Như Lợi, Phú Thọ)
Bà Nguyễn Lệ Thu: Bạn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT( Mẫu TK1-TS) ghi rõ nội dung thay đổi (điều chỉnh) kèm theo giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh và chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước/hộ chiếu nộp cơ quan BHXH để được xem xét cấp lại sổ BHXH.
- Bố tôi có thời gian đóng BHXH bắt buộc lại vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì việc giải quyết chế độ tử tuất thực hiện như thế nào? (Hồ Đức Tùng, Trà Vinh)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ, người tham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì chế độ tử tuất được thực hiện như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần.
2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên;
c) Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.
3. Người tham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
a) Đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
b) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
4. Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì được hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
5. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có thân nhân theo quy định thì việc xác định người nhận trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bạn có thể tham khảo quy định nêu trên và đối chiếu thời gian tham gia BHXH thực tế của bố Bạn để xác định việc đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.
- Cho tôi hỏi, mức đóng tối thiểu đối với người tham gia BHXH tự nguyện là bao nhiêu? Điều kiện để một người tham gia BHXH tự nguyện nhận được hưu trí là như thế nào? (Trần Nam- Đắk Lắk)
Ông Nguyễn Hồng Cường: Mức tối thiểu hiện nay thấp nhất là 154.000 đồng/tháng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 46.200 đồng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng với người thuộc hộ cận nghèo và 15.400 đồng đối với các đối tượng khác. Số tiền còn lại là người lao động tự đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện phải có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (bao gồm cả BHXH tự nguyện và bắt buộc).
- Thời gian trước tôi làm giáo viên THPT, đã được vào biên chế hơn 3 năm từ 3/2014 đến 3/2016, đóng BHXH đầy đủ, thời gian tháng 4/2016 tôi thấy cuộc sống khó khăn nên tôi chuyển ra kinh doanh tự do và dừng đóng BHXH từ tháng 4/2016 đến nay. Vậy cho tôi hỏi, tôi đã thôi biên chế được một thời gian, liệu còn có thể đóng BHXH tự nguyện được không? Và có được đóng lũy kế thời gian 3 năm tôi đóng tiền trong biên chế không? (Thu Trang – Vĩnh Phúc)
Bà Nguyễn Lệ Thu: Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì: “Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần”. Như vậy, thời gian đóng BHXH bắt buộc ghi trên sổ BHXH của bạn được cộng với thời gian đóng BHXH tự nguyện để sau này giải quyết chế độ BHXH.
|
Bà Nguyễn Lệ Thu - Phó Phòng quản lý sổ thẻ đang giao lưu với độc giả. |
- Tôi sinh ngày 30/3/1966, đã đóng BHXH bắt buộc được 19 năm. Tôi muốn biết, nếu tôi xin nghỉ việc và đóng BHXH tự nguyện 1 năm còn lại để đủ 20 năm đóng BHXH thì có được hưởng lương hưu ngay không? (Hoàng Trang, thành phố Lào Cai)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2, Điều 54, Điều 55, Khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014, trường hợp của Bạn sinh ngày 30/3/1966 (đến nay chưa đủ 53 tuổi), khi nghỉ việc chưa đủ 20 năm đóng BHXH (chỉ có 19 năm) thì chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu ngay. Bạn có thể đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và khi Bạn đủ 55 tuổi (nếu là nữ) hoặc đủ 60 tuổi (nếu là nam) Bạn sẽ được hưởng lương hưu.
- Tôi có thời gian công tác trong quân đội từ 10/1989- 1/1991 xuất ngũ về địa phương, từ 5/2006 đến 6/2010 tham gia BHXH bắt buộc, từ 7/2017 đến nay tham gia BHXH tự nguyện. Vậy thời gian công tác trong quân đội của tôi có được cộng nối với thời gian đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH không? (Trần Hoài Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Bà Nguyễn Lệ Thu: Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 23 Nghị định 115/2015/NĐCP ngày 11/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết 1 số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì thời gian công tác trong quân đội của bạn từ 10/1989 đến 1/1991, nếu bạn không hưởng chế độ trợ cấp quy định tại khoản 2 điều 23 Nghị định 115/2015/NĐCP thì được cộng nối với thời gian đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH.
|
Toàn cảnh chương trình giao lưu trực tuyến: 'Bảo hiểm xã hội tự nguyện - đóng góp khi trẻ, an hưởng về già'. |
- Bố tôi tham gia BHXH được 19 năm (trong đó có 16 năm đóng BHXH bắt buộc, 3 năm đóng BHXH tự nguyện) thì mất. Hỏi thân nhân của ông có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hay không? (Thùy Trang, Đồng Nai)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Theo quy định tại Điều 71 Luật BHXH năm 2014 và Điểm a, Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì: Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện nếu có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần thì khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 67 Luật BHXH 2014.
Trường hợp bố của bạn có 16 năm đóng BHXH bắt buộc khi mất thì các thân nhân của Ông nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
- Quy định chung về mức đóng, phương thức đóng, thời gian đóng và điều kiện hưởng đối với người tham gia BHXH tự nguyện như thế nào? (Trịnh Văn Long, Quảng Trị)
Ông Nguyễn Hồng Cường: Về mức đóng: bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở (thời điểm hiện tại thấp nhất là 700.000 đồng/tháng, cao nhất là 27.800.000 đồng/tháng).
Về phương thức đóng: có thể lựa chọn đóng hàng tháng; đóng 3 tháng/lần; đóng 6 tháng/lần; đóng 12 tháng/lần và đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần.
Thời gian đóng: Đóng trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng; 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng; 4 tháng đầu đối phương thức đóng 6 tháng/lần; 7 tháng đối với phương thức đóng 12 tháng/lần. Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng 1 lần cho nhiều năm về sau.
Điều kiện hưởng:
- Lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
- Hưởng BHXH 1 lần khi có đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH.
- Thân nhân hưởng trợ cấp mai táng khi đóng đủ BHXH tự nguyện từ 60 tháng trở lên.
- Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần khi người đang đóng BHXH tự nguyện bị chết.
- Tôi tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2012, năm nay tôi 35 tuổi, vậy tôi phải đóng BHXH tự nguyện bao nhiêu năm nữa để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí? Nếu có vấn đề gì tôi không tham gia được nữa thì tôi có được hưởng BHXH một lần không? Nếu được thì mức hưởng 1 lần được tính như thế nào? (Ngọc Hà, Hà Đông, Hà Nội)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH năm 2014, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Như vậy, đề nghị bạn đối chiếu quy định nêu trên để tiếp tục tham gia BHXH cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu.
Nếu bạn không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện được nữa thì việc hưởng BHXH 1 lần sẽ được đáp ứng nếu bạn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật BHXH và khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội.
Về mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Luật BHXH.
- Tôi tham gia BHXH tự nguyện được 06 năm 3 tháng. Vậy khi tôi mang bầu, sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Con tôi ốm tôi có được hưởng chế độ con ốm không? (Hoàng Mai, Tuyên Quang)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Theo quy định tại Luật BHXH hiện hành đối với chế độ BHXH tự nguyện chỉ quy định đóng và hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất, không áp dụng đối với các chế độ ốm đau, thai sản. Vì Bạn tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng BHXH cho hai chế độ này nên khi sinh con Bạn không được hưởng chế độ thai sản, khi con ốm đau Bạn không được hưởng chế độ ốm đau.
- Tôi tham gia BHXH tự nguyện nhưng chưa được cấp sổ BHXH. Vậy tôi muốn biết về thời hạn trong bao lâu thì tôi đươc cấp sổ BHXH? (Nguyễn Kim Kha, TP HCM)
Bà Nguyễn Lệ Thu: Thời hạn cấp mới sổ BHXH: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định. Trường hợp bạn đề nghị cấp lại sổ do thay đổi họ tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch do mất hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp xác nhận sổ BHXH: Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
|
Để được hưởng lương hưu bạn phải đóng BHXH tối thiểu 2 năm.
Trường hợp của bạn vừa tham gia BHXH tự nguyện vừa tham gia BHXH bắt buộc cần đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam và đủ có 20 năm đóng BHXH (bao gồm cả tự nguyện và bắt buộc) trở lên thì mức hưởng 55% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 21 trở đi mỗi năm đóng BHXH cộng thêm 2%.
-Tôi 60 tuổi, tham gia BHXH bắt buộc được 12 năm, sau đó tham gia BHXH tự nguyện được 4 năm, như vậy tôi có được hưởng lương hưu hàng tháng không? (Hoàng Thanh Trung, Bình Phước)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014 về điều kiện hưởng lương hưu thì Ông/Bà đủ điều kiện về tuổi đời nhưng không đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH (chỉ có 16 năm đóng BHXH) nên chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. Để được hưởng lương hưu hàng tháng, Ông/Bà có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm theo các phương thức sau:
- Tôi tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2012, năm nay tôi 35 tuổi, vậy tôi phải đóng BHXH tự nguyện bao nhiêu năm nữa để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí? Nếu có vấn đề gì tôi không tham gia được nữa thì tôi có được hưởng BHXH một lần không? Nếu được thì mức hưởng 1 lần được tính như thế nào? (Ngọc Hà, Hà Đông, Hà Nội)
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH năm 2014, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Như vậy, đề nghị bạn đối chiếu quy định nêu trên để tiếp tục tham gia BHXH cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu.
Nếu bạn không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện được nữa thì việc hưởng BHXH 1 lần sẽ được đáp ứng nếu bạn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật BHXH và khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội.
Về mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Luật BHXH.
- Trước đây, khi làm ở DN tôi đã tham gia BHXH 15 năm. Sau khi thôi việc năm 2016, tôi ở nhà làm tự do và vẫn giữ sổ BH tại nhà. Năm nay tôi 54 tuổi, là nam giới. Xin được tư vấn tôi đã đủ điều kiện nhận BHXH 1 lần chưa? Nếu đủ, tôi nên nhận BHXH 1 lần hay tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để sau này nhận lương hưu? Nếu tôi tham gia BHXH tự nguyện thì cần tham gia tối thiểu bao nhiêu thời gian nữa? Thủ tục tham gia như thế nào, ở đâu? (Lê Đình Dũng, Thanh Hóa).
Bà Đinh Thị Thu Hiền: Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 với thông tin ông cung cấp thì ông đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống khi về già đối với bản thân ông và giảm gánh nặng đối với gia đình và xã hội thì ông nên tiếp tục tham BHXH tự nguyện để đủ điều kiện về tuổi (60 tuổi) và 20 năm đóng BHXH trở lên để sau này được nhận lương hưu.
Nếu ông tham gia BHXH tự nguyện thì cần tham gia tối thiểu 5 năm và khi ông đủ 60 tuổi sẽ được hưởng lương hưu.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện: Ông có thể đến đại lý thu (bưu điện hoặc UBND xã) hoặc cơ quan BHXH cung cấp mã số BHXH và đăng ký tham gia. Trong trường hợp ông chưa có mã số BHXH thì ông mang theo sổ BHXH để được đăng ký tham gia tiếp.
- Chồng tôi đóng BHXH tự nguyện được hai năm. Cách đây khoảng 2 tháng chồng tôi không may qua đời. Vậy chế độ mà chồng tôi được hưởng như thế nào? (Lại Thị Loan, tỉnh Bình Dương)
Ông Nguyễn Hồng Cường: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần khi người đang đóng BHXH tự nguyện bị chết. Mức hưởng bằng 3 tháng (mỗi năm 1,5 tháng) mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu thời gian đóng BHXH tự nguyện trước năm 2014 và bằng 4 tháng (mỗi năm 2 tháng) nếu đóng BHXH tự nguyện sau năm 2014.
Bà Nguyễn Lệ Thu: Căn cứ theo khoản 1 điều 5 nghị định 134/2015/NĐCP ngày 29/12/2015 của Chính Phủ: “Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH 1 lần”. Như vậy, nếu thời gian làm cán bộ xã bạn chưa hưởng BHXH 1 lần thì được cộng với thời gian đóng BHXH tự nguyện để giải quyết chế độ BHXH.
Trân trọng cảm ơn các vị khách mời từ BHXH Việt Nam và Quý độc giả đã tham gia chương trình giao lưu trực tuyến "Bảo hiểm xã hội tự nguyện - đóng góp khi trẻ, an hưởng về già". Do thời lượng chương trình có hạn, bạn đọc còn những câu hỏi liên quan đến chính sách BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng, có thể tiếp tục gửi đến báo PLVN theo địa chỉ email: banbandocplvn@gmail.com, chúng tôi sẽ tổng hợp và chuyển đến BHXH Việt Nam để được giải đáp.