Theo đó, nhiều người dânViệt Nam vẫn đang lo lắng về tương lai tuổi già của mình. Để trao đổi về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Wilf Blackburn, Giám đốc Prudential Việt Nam:
Xin ông cho biết vài nét về thực trạng hưu trí ở Việt Nam?
Ông Wilf Blackburn: Theo số liệu mà chúng tôi nắm được từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam có khoảng 11.2 triệu người cao tuổi nhưng chưa tới 62.6% trong số đó không có lương hưu hoặc hưởng trợ cấp từ nhà nước. Kết quả khảo sát của Viện Lão hóa toàn cầu cùng Prudential VN cho thấy hiện 1/5 số người lao động được hỏi ở Việt Nam hi vọng sẽ có thu nhập từ tài sản tài chính khi nghỉ hưu vì thế các khoản tiết kiệm cá nhân sẽ không thể bù đắp cho số còn lại. Trong khi đó, chỉ 10% người Việt Nam được phỏng vấn tin rằng con cái trưởng thành hoặc những thành viên khách trong gia đình là chỗ dựa thu nhập khi họ nghỉ hưu. Với tỷ lệ trên đây, những người hiện đang đi làm sau này khi về hưu sẽ không thể dựa vào gia đình nhiều như những người hiện đã nghỉ hưu.
Bên cạnh đó, theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật trong cuộc sống của họ. 95% người cao tuổi có bệnh, trung bình mỗi người mắc 2.69 bệnh. Điều này là một thách thức lớn cho cho vấn đề hưu trí tại Việt Nam. Rõ ràng người về hưu Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đang ở một thời điểm khó khăn.
|
Quan điểm của người Việt Nam trong vấn đề an sinh hưu trí như thế nào, thưa ông?
Ông Wilf Blackburn: Người Việt Nam có quan điểm khá lạc quan về tương lai. Theo khảo sát của Viện Lão hóa toàn cầu, 85% người được phỏng vấn đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý về việc “thế hệ người lao động mới sẽ có mức sống cao hơn so với thế hệ cũ” trong khi chỉ có 3% người được phỏng vấn không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý với quan điểm đó.
Khi được hỏi về việc họ có đồng ý với quan điểm cho rằng “số lượng người cao tuổi đang gia tăng sẽ là gánh nặng cho người lao động và người đóng thuế sau này” hay không thì chỉ có 1/3 những người được hỏi đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Khi được hỏi liệu đây có phải là “gánh nặng lớn” cho các gia đình sau này hay không, chỉ ¼ người được được hỏi trả lời có. Đây là một rào cản rất lớn!
Đồng thời đại đa số người Việt Nam khi được phỏng vấn cho biết sẽ đồng ý với các sáng kiến của chính phủ khuyến khích hoặc yêu cầu người lao động tiết kiệm nhiều hơn cho bản thân mình sau này nghỉ hưu. 25% số người được hỏi hi vọng ở Việt Nam khi về hưu có thu nhập từ các sản phẩm bảo hiểm, niên kim, cổ phiếu hay trái phiếu, quỹ tương hỗ. Điều này cho thấy một trong những giải pháp rất hữu ích cho vấn đề này là an sinh hưu trí đến từ bảo hiểm và quản lý tài sản.
Prudential đã làm gì để phối hợp với chính phủ Việt Nam trong vấn đề cải cách an sinh hưu trí cho người Việt?
Ông Wilf Blackburn: Để thu hẹp khoảng cách phát triển trong bảo vệ tuổi già tại Việt Nam cũng như nhiều nước ở Đông Nam Á thì lĩnh vực bảo hiểm và quản lý tài sản có thể đóng vai trò quan trọng khi giảm áp lực lên ngân sách nhà nước và từng gia đình.Vì vậy chúng tôi đã cho ra đời gói bảo hiểm Phú- An Thịnh hưu trí rất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người Việt Nam.
Đây là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân trong tương lai có khoản lương hưu cao hơn và không phải lo lắng về tài chính với 2 quyền lợi nổi bật là Quyền lợi tuổi vàng và Quyền lợi hưu trí định kỳ. Với hai quyền lợi này, khách hàng sẽ nhận ngay 20% tài khoản hưu trí khi bước sang tuổi nghỉ hưu và cho phép toàn bộ Tài khoản hưu trí còn lại cùng lãi đầu tư được chi trả trong vòng 15 năm.
Bên cạnh đó, khi tham gia sản phẩm, thu nhập chịu thuế của người đóng bảo hiểm được giảm đến 12 triệu đồng/năm và Prudential sẽ chi trả toàn bộ giá trị Tài khoản bảo hiểm hưu trí nếu người được bảo hiểm mua sản phẩm này gặp rủi ro khiến suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc bị chuẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo. Khi tử vong hoặc thương tật cũng được quyền hỗ trợ chi phí hậu sự.
Xin cảm ơn ông