Hà Nội cấm dịch vụ đi chung của Grap, Uber

(PLO) - Căn cứ vào một thông tư từ năm 2014 và dựa trên yêu cầu của Bộ GTVT, UBND Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có công văn đề nghị các sở, ngành liên quan không áp dụng hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng (các dịch vụ GrabShare và UberPOOL).
Hà Nội cấm dịch vụ đi chung của Grap, Uber

Công văn này nêu rõ, UBND thành phố nhận được Văn bản số 6781/BC-BGTVT ngày 22/6/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc không áp dụng hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng. Trong đó cho biết tại khoản 1, khoản 2 Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đã quy định: Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết, không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau khi nhận biết được thông tin trên, vẫn còn những ý kiến trái chiều từ nhiều người dân cũng như chủ phương tiện lái xe Uber.

Anh Trần Văn Mạnh, 33 tuổi, là lái xe của hãng Taxi truyền thống cho biết: “Nếu UBND Thành Phố Hà Nội đưa ra quyết định này thì tôi thấy hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ đi chung của Grap và Uber thì chi phí sẽ đắt hơn nhiều so với đi taxi truyền thống. Ví dụ, một khách hàng đi từ Cầu Giấy lên Nguyễn Thái Học thường mất 50.000đ, và đón một khách hàng khác đi từ Liễu Giai lên Lê Duẩn sẽ mất thêm 50.000đ nữa, chưa kể trong quá trình đi, một trong hai khách hàng có thể đón thêm bạn bè đi cùng và dĩ nhiên sẽ mất thêm khoảng 30.000đ cho một người đi cùng. Như vây, tổng chuyến đi có thể lên đến 100.000- 130.000đ, mà khách hàng phải chấp nhận đi chung, trong khi nếu tính quãng đường từ Cầu Giấy lên đến Lê Duẩn chỉ dao động từ 60.000- 70.000đ”.

Một ý kiến trái chiều khác từ chị Phạm Ngọc Trang ở Ba Đình cho biết: “Nhu cầu của khách hàng sử dụng Grap Share và Uber Pool là cần thiết. Bởi mỗi lần sử dụng dịch vụ đi chung này, khách hàng có thể tiết kiệm chi phí hơn so với đi riêng một mình”.

Hà Nội là một trong các địa phương được được Bộ GTVT lựa chọn cho Uber, Grab thí điểm triển khai đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách tại thị trường Việt Nam.

Đọc thêm