Những đơn vị, cá nhân trên đã vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như: Nhân viên không có giấy khám sức khỏe định kỳ; không được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; kinh doanh hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Thanh tra Sở NN&PTNT cũng buộc tiêu hủy 1.040 kg nầm lợn, 360 kg rau, củ, 700 kg giò jăm bông không rõ nguồn gốc xuất xứ dùng làm thực phẩm.
Thanh tra Sở tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành số 4 của thành phố kiểm tra đột xuất tại 7 cơ sở (3 siêu thị, 1 bếp ăn tập thể, 1 nhà hàng, 1 cửa hàng ăn uống và 1 đơn vị bảo quản kinh doanh các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu), phát hiện 2 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, đã lập biên bản vi phạm hành chính.
Thanh tra, kiểm tra tại 7 cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, qua đó, xử phạt vi phạm hành chính 7 cơ sở các hành vi: Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định; kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa...
Thanh tra 4 cơ sở, kiểm tra tại 2 cơ sở sản xuất, sơ chế rau an toàn, lấy 12 mẫu quả, 15 mẫu chè, 14 mẫu rau để kiểm tra chất lượng. Qua đó, xử phạt 2 đơn vị với số tiền 15 triệu đồng về hành vi: Ghi không đủ các nội dung phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
Thanh tra Sở cũng thanh tra, kiểm tra 22 tổ chức, cá nhân, đã tiến hành lấy 90 mẫu thuốc thú y và phát hiện và xử lý 14 tổ chức, cá nhân vi phạm, 5 cá nhân bị phạt cảnh cáo với hành vi vi phạm: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi không phù hợp với công bố, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thức ăn bổ sung có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được công bố trong bán buôn, bán lẻ... buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi bổ sung.