Hai cấp tòa xử ép người dân trong vụ kiện “bỗng dưng đòi đất”?

Tậu đất, cất nhà, làm “sổ đỏ”, sinh sống ổn định hơn 20 năm nay, bỗng dưng bị người hàng xóm đâm đơn kiện “đòi” lại đất. Căn cứ nguyên đơn đưa ra để đòi lại đất không thể chứng mình, thế nhưng,  2 cấp Tòa ở Đắk Nông vẫn “xử ép”, tuyên  thu hồi cả sản nghiệp của bị đơn. Vụ việc, không còn dừng lại ở câu chuyện tranh chấp cá nhân.

Tậu đất, cất nhà, làm “sổ đỏ”, sinh sống ổn định hơn 20 năm nay, bỗng dưng bị người hàng xóm đâm đơn kiện “đòi” lại đất. Căn cứ nguyên đơn đưa ra để đòi lại đất không thể chứng mình, thế nhưng,  2 cấp Tòa ở Đắk Nông vẫn “xử ép”, tuyên  thu hồi cả sản nghiệp của bị đơn. Vụ việc không còn dừng lại ở câu chuyện tranh chấp cá nhân.

Nhà và đất của ông Lưỡng đang bị Tòa chia.
Nhà và đất của ông Lưỡng đang bị Tòa chia.

Theo trình bày của nguyên đơn Phan Minh Chính, trú tại tổ 2 thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil (Đắk Nông), thì năm 1979, ông Chính có khai hoang một thửa đất tại thôn 5, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, có diện tích khoảng 1.620m2.

Năm 1989 ông Chính cho bà Nguyễn Thị Minh Khanh mượn đất, khi nào cần sẽ lấy lại (không có giấy tờ chứng minh việc cho mượn). Năm 1995 ông Chính đòi lại đất, nhưng bà Khanh không trả mà đã cho ông Lê Lưỡng làm nhà trên diện tích đất này. Năm 1996 ông Chính đã có đơn gửi UBND xã Đắk Lao, nhưng chưa được giải quyết (đơn này chính quyền xã Đắk Lao cho rằng đã làm thất lạc?).

Trong lúc đó, phía bị đơn là gia đình ông Lê Lưỡng, trú tại thôn 5 xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil lại trình bày, năm 1989, ông Lê Lưỡng đưa gia đình từ Bình Định lên lập nghiệp tại thôn 5 xã Đắk Lao. Tại đây ông đã được gia đình người cháu là Nguyễn Văn Kiệm và Nguyễn Thị Minh Khanh chuyển nhượng cho một lô đất có diện tích 1.310m2, với giá 01 chỉ vàng.

Trên diện tích đất này, gia đình ông Lê Lưỡng đã san lấp mặt bằng và cất 01 ngôi nhà gỗ vào năm 1990.  Năm 1998, gia đình ông Lê Lưỡng kê khai thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không ai cản trở, và đã được cấp “sổ đỏ” số P131769 ngày 23/12/1999.

Vụ việc tranh chấp đất đai này, đến nay đã trải qua 4 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, kết luận của 2 cấp Tòa án địa phương đều chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên gia đình ông Lê Lưỡng phải trả lại đất (702m2) cho gia đình ông Chính. Nghiên cứu kỹ hồ sơ và tình tiết tại các phiên tòa, cho thấy 2 cấp Tòa đã xử ép gia đình bị đơn một cách vô lý, khi bỏ qua những quy định tối thiểu của pháp luật, chỉ căn cứ vào chứng cứ một chiều từ lời khai phía nguyên đơn.

Trước hết, đây là một tranh chấp dân sự, mà phía nguyên đơn khởi kiện phải có nghĩa vụ “đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp” theo quy định tại điều 79 - Bộ Luật tố tụng dân sự. Vậy nhưng, trong hồ sơ và tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, phía nguyên đơn là ông Chính đã không đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho việc ông cho bà Khanh mượn đất.

Trong lúc đó, phía bị đơn là gia đình ông Lê Lưỡng có căn cứ thực tế khi đã ở trên đất từ năm 1989 đến nay, đã được cấp “sổ đỏ” năm 1999. Con của bà Khanh là anh Nguyễn Quốc Tuấn cũng khẳng định năm 1989, cha mẹ của anh có chuyển nhượng cho ông Lê Lưỡng thửa đất nói trên với giá 1 chỉ vàng.

Mặt khác, nếu Tòa án căn cứ vào lời trình bày của ông Chính là năm 1995, khi ông Chính đòi bà Khanh đất thì bà Khanh không trả, vậy tại sao Tòa án không truy vấn lại nguyên đơn, rằng, khi UBND xã giải quyết không triệt để, thì ông Chính vẫn để hộ ông Lê Lưỡng ở trên đất đó đến 14 năm, cho đến năm 2009 mới khởi kiện? Đặc biệt, năm 1998, khi hộ ông Lê Lưỡng kê khai làm “sổ đỏ” tại sao ông Chính không có ý kiến gì?.

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc ngang trái này, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều nhân chứng, đều khẳng định ông Chính đã chuyển nhượng thửa đất nói trên cho gia đình bà Khanh. Anh Nguyễn Quốc Tuấn- con trai bà Khanh còn khẳng định, sau khi cha mẹ anh chết vì tai nạn giao thông (năm 1999), ông Chính đã gặp anh 2 lần để hỏi về số vàng 0,5 chỉ mà cha mẹ anh đang nợ tiền mua đất, lần gần nhất vào năm 2008.

 Tại Viện KSND tỉnh Đắk Nông, tại đây, ông Trần Quốc Thảo- Trưởng phòng Kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự và bà Bùi Đức Hằng – Kiểm sát viên được phân công kiểm sát giải quyết vụ việc, khẳng định: “Việc Tòa án đánh giá chứng cứ chỉ căn cứ vào việc ông Chính đã khai hoang đất để tuyên xử đất là của ông Chính là không khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 7/6/2012, Kiểm sát viên đã khẳng định quan điểm trên và đề nghị chấp nhận kháng cáo của bị đơn, bác đơn khởi kiện của nguyên đơn nhưng không được đồng ý.

Quang Thanh

Đọc thêm