Với mục đích tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng, Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu n iên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021 năm 2020 được kỳ vọng sẽ đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng trên đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm.
Theo nội dung Đề án, UBND TP giao Công an TP chủ trì; Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, TAND TP, VKSND TP, UBMTTQ TP, Thành đoàn Hải Phòng, UBND các quận, huyện là đơn vị phối hợp để việc xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong năm 2020.
Công an quận Đồ Sơn tạm giữ các thanh niên lạng lách, đánh võng. |
Các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân, trại viên, học sinh để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và yêu cầu của thực tế; các văn bản pháp luật quy định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong quá trình thực hiện, Hải Phòng áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp luật, quyền và nghĩa vụ thiết thực của đối tượng, nội dung ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, hình thức trực quan, sinh động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tránh chung chung, dàn trải bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng. Trong đó tập trung, chú trọng áp dụng các hình thức như: hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia; xây dựng và phát hành phim, phóng sự, tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật, nêu gương người tốt, việc tốt, niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin; tư vấn, giải đáp pháp luật; lồng ghép trong hoạt động nghiệp vụ,...
Ngoài việc tổ chức biên soạn các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Hải Phòng cũng tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ.
Tùy yêu cầu thực tiễn, các quận, huyện trên địa bàn lập kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án. Trong đó chú trọng vào những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đối tượng mới được ban hành (như Luật Thi hành án hình sự năm 2019) với những hình thức phù hợp, bảo đảm tính phổ cập, thiết thực, bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. Việc tổ chức cuộc thi cần tiết kiệm, khoa học và hiệu quả, bảo đảm đúng đối tượng cần tuyên truyền.
UBND TP giao Sở Tài chính bố trí kinh phí phục vụ triển khai thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách TP và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác; việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.