Lộ diện "phức hợp 19"
Ngày hôm sau họ cũng đã lần ra “Phức hợp 19” và nó được chia thành 2 phần: thị trấn Kantubek là nơi có các nhà cửa được xây dựng cho các nhà khoa học và gia đình của họ; và phức hợp phòng thí nghiệm, nơi này cách Kantubek độ 2 dặm về phía Nam. Ngày hôm nay, Kantubek là một “thị trấn ma” bị bỏ hoang nhưng ngày xưa, đó là một nơi sầm uất khi có những cư dân hưởng thụ một đời sống sung túc.
Ở đây có những căn nhà, một căng-tin bán đồ ăn, một vài trường học, và một số bức ảnh quân sự, các cuốn sách, những chiếc xe tăng hoen gỉ. Ông Nick Middleton nhún vai nói: “Không hề có tiếng chim chóc hay côn trùng kêu ở đây, mọi thứ yên tĩnh đến đáng sợ”.
Toán các nhà nghiên cứu lần tìm tại phức hợp phòng thí nghiệm. Tên chính thức bằng tiếng Nga của nơi này là Phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học tại chỗ (PNIL). Ông Nick Middleton nhận định: “Các tòa nhà nghiên cứu có vẻ không được dọn sạch, như họ cố tình bỏ hoang nơi đây và rời đi”.
Nhiều bể chứa hóa chất trống không, trong khi trên sàn nhà là la liệt hàng trăm ngàn các chai lọ thủy tinh nằm ngổn ngang. Chuyên gia quân sự Dave Butler kể: “Các tòa nhà có vẻ như là nơi tập trung bất kỳ thứ gì. Chúng tôi đã ở đó suốt 15 phút và rồi có cảm giác khó thở. Khi bộ lọc không khí bắt đầu quá tải thì dấu hiệu đầu tiên là có một hương lạ đã len vào mũi”.
Vào thập niên 1990, cư dân ở thị trấn Kantubek buộc phải rời đi |
Họ nhanh chóng rời tòa nhà và quyết định cắm trại qua đêm. Để kiểm tra thêm, Dave Butler đã lấy miếng đậy mũi từ các thành viên trong đoàn để kiểm tra xem có bào tử khuẩn bệnh than hay không. Ông Butler có lý do để lo lắng: Chỉ vài ngày sau khi nhiễm bệnh than, các bào tử sẽ thâm nhập vào đường ruột (thường phổ biến ở các động vật ăn cỏ như gia súc, ngựa, dê và cừu) và có thể khiến con người lăn ra chết tại các quốc gia đang phát triển.
Khi nhiễm phải khuẩn bệnh than thì sẽ có các triệu chứng rất khác nhau nhưng thường bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, tổn thương từ miệng đến ruột. Một khi bào tử khuẩn bệnh than xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nở phồng ra và nhân đôi cuối cùng chảy vào hệ máu, gây tổn thương mô nghiêm trọng và xuất huyết nội. Người ta nghĩ rằng toàn bộ quá trình này có thể diễn ra trong vòng vài tháng, nhưng cuối cùng nếu 10 người mắc bệnh thì sẽ có đến 8 người chết.
Ông Talima Pearson, một nhà Sinh học công tác tại Đại học Bắc Arizona (Mỹ) nhận định: “Nó có lẽ là một vũ khí sinh học lý tưởng. Loại bệnh này có lẽ đã đến từ thiên nhiên hoang dã. Dự án Aralsk-7 được ra đời trong bối cảnh của một cuộc chạy đua vũ trang vũ khí sinh học giữa Mỹ và Anh, với một nhiệm vụ nguy hiểm là lấy các mầm bệnh gây chết người và làm cho chúng trở nên mạnh mẽ hơn, dễ truyền nhiễm hơn và khiến con người chết nhanh hơn. Thêm nữa, người ta nghĩ ra cách làm cho bào tử khuẩn bệnh than kháng kháng sinh và con virus có thể truyền nhiễm cho cả những người đã được chủng ngừa.
Tham vọng siêu vũ khí sinh học
Để đạt được tham vọng này, các nhà khoa học đã phát triển các mầm bệnh theo quy mô công nghiệp bằng cách thu thập chúng ngoài tự nhiên those with the right characteristics. Đến khoảng tháng 4/1972, lần này người Liên Xô đã tung ra một chương trình khủng khiếp nhất, sử dụng khoa học phân tử di truyền. Những loại vũ khí sinh học sẽ được thiết kế, thay vì là nuôi như cách thông thường. Các nhà khoa học Liên Xô đã dùng một chủng bệnh than đặc biệt khó chịu mà họ gọi là STI.
Sau 15 phút có mặt trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phải rời nhanh do mặt nạ phòng độc bị quá tải |
Ở giai đoạn đầu, STI kháng lại một loạt các loại thuốc kháng sinh bao gồm Penicillin, Rifampin, Tetracycline, Chloramphenicol, Macrolides và Lincomycin. Chưa hết, các nhà khoa học Liên Xô quyết định nâng cấp “tên sát nhân tự nhiên” thành một cỗ máy giết người ghê ghớm: chất độc từ “sát thủ” sẽ làm vỡ các tế bào hồng cầu, làm thối rữa các mô người.
Họ đã lấy gene từ một họ hàng gần gũi nhất với khuẩn bệnh than là Bacillus cereus và điền thêm vào chúng những kỹ thuật khoa học tiên tiến nhất. Thông thường khuẩn bệnh than phát triển thành cụm nhưng có thể tìm thấy chúng trong mũi và không phải lúc nào cũng gây nhiễm trùng. Vì thế các nhà khoa học muốn nghiền chúng bằng máy móc công nghiệp. Kết quả cuối cùng là một con khuẩn than dài độ 5 micromet (nhỏ hơn 30 lần so với bề rộng của một sợi tóc con người). Chuyên gia quân sự Dave Butler khẳng định: “Đó là một kích cỡ hoàn hảo để dễ bị hít vào người”.
Trước khi rời hoang đảo Vozrozhdeniya, ông Dave Butler đã xây dựng một khu khử trùng khuẩn bệnh than trên bãi biển và một cái kho để xà bông kháng khuẩn. Ông Butler nhớ lại: “Khi chúng tôi rời hòn đảo, tất cả thành viên phải cởi trần truồng và dùng xà bông kháng khuẩn chà khắp cơ thể. Chúng tôi phải chắc chắn là không được để cho bất kỳ bào tử khuẩn bệnh than nào còn bám trên các vùng lông, tóc của cơ thể”. Rất may nhờ những cách phòng ngừa này mà cả đoàn người không có ai bị tổn thương.
Khuẩn bệnh than vẫn nằm trong lòng đất của đảo Vozrozhdeniya. Và rất có thể con tàu nghiên cứu Lev Berg đã bị bao bọc trong một đám mây các bào tử của bệnh đậu mùa mà gần đây lại bùng phát trên dảo Vozrozhdeniya. Vụ này đã bị “chìm xuồng” do sức ép của Liên Xô vào thời điểm đó. Không rõ chủng bệnh đậu mùa mà các thành viên trên tàu nghiên cứu Lev Berg bị dính, nhưng theo ông David Evans, một nhà một nhà Vi rút học tại Đại học Alberta (Canada), thì nó có thể xuất phát từ Ấn Độ vào năm 1967.
Ông David Evans lập luận: “Chúng tôi biết chủng độc mà người ta đang sử dụng. Họ đã sử dụng một phương pháp đã lỗi thời và đòi hỏi dùng một lượng lớn ADN để làm điều đó, vì vậy rất có thể họ cũng áp dụng cùng cách với khuẩn bệnh than. Đây là một chủng virus độc, nó được lấy từ một người đàn ông Ấn Độ đã mang mầm bệnh tới Moscow vào năm 1967. Có 2 lý do khả thi với những người mắc bệnh mà đã được chủng ngừa: chủng ngừa không hiệu quả, hoặc bệnh nhân đã tiếp xúc với một liều khuẩn bệnh cao. Chủng ngừa ở Liên Xô bị ca thán do hoạt động kém hiệu quả. Và với một liều tiếp xúc cao thì có thể làm kháng lại sự miễn dịch”.
Các nhà khoa học thuê một nhóm dân địa phương để dẫn họ đi xung quanh |
Gần đây, người Nga đã khám phá ra các nạn nhân của dịch bệnh đậu mùa ở Siberia, sau khi ngôi mộ bị đóng băng của các nạn nhân bị tan băng. Các ngôi mộ bị đóng băng suốt 120 năm qua, các nhà khoa học không tìm thấy có bất kỳ con virus nào ngoại trừ ADN của họ. Nhà khoa học David Evans lên tiếng cảnh báo nguy hại: “Ngay cả trong phòng thí nghiệm của tôi, nơi chúng tôi trữ các bào tử bệnh đậu mùa ở nhiệt độ -80 độ C dưới những điều kiện hoàn hảo, thì con virus mới mất dần khả năng hoạt động theo thời gian”.
Đối với dịch bệnh, mặc dù người ta từng phát triển vũ khí sinh học, thì tàn tích của con virus vẫn còn lan truyền ở Trung Á cho tới tận ngày nay – thực vậy, số lượng các trường hợp nhiễm bệnh đã gia tăng đáng kể sau khi Liên Xô sụp đổ. Các bào tử mầm bệnh chuyên trị ảnh hưởng cho cá và linh dương. Mọi chuyện vẫn chìm trong bí ẩn, nhưng sự ô nhiễm lan rộng ở biển Aral và dịch chết hàng loạt linh dương lại đến từ những căn nguyên khác. Trong tiếng Anh, từ Vozrozhdeniya có nghĩa là “tái sinh”, hy vọng là các mầm bệnh tử thần trên đảo Vozrozhdeniya không trỗi dậy sớm.../.