Hiểm nguy rình rập ở chợ tự phát trên quốc lộQuốc lộ 1A, đoạn đi qua địa bàn xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam nhiều năm nay “chợ tự phát Phú Trung” nằm ngay cổng văn hóa Phú Trung ngang nhiên chiếm đường, gây ách tắc và nguy hiểm đối với người tham gia giao thông, nhưng chính quyền sở tại dường như “lực bất tòng tâm”…
Nguy hiểm rình rập
Theo phóng viên PLVN Online ghi nhận tại “chợ tự phát” này, đoạn quốc lộ này được ví như “động mạch chủ” của các phương tiện giao thông Nam Bắc, mỗi ngày có hàng chục nghìn phương tiện qua lại.
Tuy nhiên, ngày nào cũng vậy, cứ từ 6 giờ sáng đến chiều, dòng phương tiện lưu thông đến đây thì bị nghẽn lại trước cảnh hàng trăm người dân bày bán tràn lan các mặt hàng thực phẩm.
Mỗi lúc có hàng trăm người đổ về chợ tự phát này để mua bán lòng đường càng bị lấn chiếm, khiến tình trạng giao thông ùn ứ, tắc nghẽn.
Một tiểu thương bán trong chợ tự phát cho biết, chợ hoạt động từ sáng sớm đến 12 giờ trưa, chủ yếu phục vụ cho cư dân sống ở các khu vực gần đó.
“Tiểu thương ở đây tha hồ bán, mỗi ngày chỉ phải trả vài ngàn đồng tiền thuê "mặt bằng", khi có công an và an ninh trật tự đô thị tới thì… bỏ chạy thôi, chừng nào mấy ổng về, lại dọn ra bán tiếp”, tiểu thương này cho biết.
Một tiểu thương khác nói xen vào: “Nếu muốn an toàn nên thuê chỗ của các hộ dân ở mặt tiền đường này, giá dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/ngày. Để khi công an, trật tự tới thì cứ quăng hàng vào nhà, khỏi sợ bị các ổng lấy đi!”.
Nhìn cảnh người bán bày hàng hóa kéo dài gần cả cây số và lấn ra nửa lòng đường, người mua vô tư dạo dưới lòng đường, chúng tôi không khỏi thót tim khi thấy cảnh các loại xe gắn máy, ô tô nhiều lần nháy đèn, bấm còi inh ỏi khi đi qua chợ.
Chính quyền bó tay…?!
Trao đổi với ông Ngô Phượng Vỹ, Phó trưởng Công an xã Tam Xuân 1 – ông cho biết: “Chợ tự phát trước cổng thôn văn hóa Phú Trung đã gây ra nhiều vụ va quệt, tai nạn giao thông mà nạn nhân chủ yếu là người dân. Việc giải tỏa chợ tự phát trên địa bàn, những người có trách nhiệm ở xã chúng tôi đã làm nhiều lần, nhưng mỗi lần tổ chức đi truy quét dọn dẹp thì các tiểu thương trong chợ đem đồ cất hết, đến lúc chúng tôi về thì họ dọn ra bán lại. Không lẽ ăn rồi đi “giữ” họ hoài sao được, tình trạng này giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, không chỉ chúng tôi mà huyện còn lắc đầu ngao ngán”.
Do kinh phí còn hạng hẹp và nhân lực nên công tác giải tỏa các chợ “chạy” vẫn còn hạn chế.
Chẳng hạn, công tác duy trì trật tự đô thị và giải tỏa chợ tự phát chỉ diễn ra theo từng đợt nên ý thức chấp hành của các hộ kinh doanh buôn bán chưa cao và xuất hiện dấu hiệu “lờn luật”.
Ông Vỹ thừa nhận, dù xã đẩy đuổi liên tục nhưng không hiệu quả do hàng hóa tịch thu được có giá trị thấp, trong khi mức phạt theo quy định, nên những người buôn gánh bán bưng khó đóng phạt nổi!
Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, vào ngày 20/8/2010, huyện Núi Thành đã ký quyết định số 4355/QĐ-UBND phê duyệt đầu tư gần 4,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng xây dựng chợ Tam Xuân 1, nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay chợ vẫn chưa được giải phóng mặt bằng và tiến hành xây dựng.
Thông qua PLVN Online, bạn đọc mong sao các ngành chức năng huyện Núi Thành, Quảng Nam sớm có hướng để giải quyết dứt điểm tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông này.
Trương Gia Hân
Nguy hiểm rình rập
Theo phóng viên PLVN Online ghi nhận tại “chợ tự phát” này, đoạn quốc lộ này được ví như “động mạch chủ” của các phương tiện giao thông Nam Bắc, mỗi ngày có hàng chục nghìn phương tiện qua lại.
Tuy nhiên, ngày nào cũng vậy, cứ từ 6 giờ sáng đến chiều, dòng phương tiện lưu thông đến đây thì bị nghẽn lại trước cảnh hàng trăm người dân bày bán tràn lan các mặt hàng thực phẩm.
Mỗi lúc có hàng trăm người đổ về chợ tự phát này để mua bán lòng đường càng bị lấn chiếm, khiến tình trạng giao thông ùn ứ, tắc nghẽn.
Một tiểu thương bán trong chợ tự phát cho biết, chợ hoạt động từ sáng sớm đến 12 giờ trưa, chủ yếu phục vụ cho cư dân sống ở các khu vực gần đó.
|
Các tiểu thương buôn bán tha hồ lấn chiếm lòng đường và thải rác trực tiếp ra đường. |
Một tiểu thương khác nói xen vào: “Nếu muốn an toàn nên thuê chỗ của các hộ dân ở mặt tiền đường này, giá dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/ngày. Để khi công an, trật tự tới thì cứ quăng hàng vào nhà, khỏi sợ bị các ổng lấy đi!”.
Nhìn cảnh người bán bày hàng hóa kéo dài gần cả cây số và lấn ra nửa lòng đường, người mua vô tư dạo dưới lòng đường, chúng tôi không khỏi thót tim khi thấy cảnh các loại xe gắn máy, ô tô nhiều lần nháy đèn, bấm còi inh ỏi khi đi qua chợ.
Chính quyền bó tay…?!
Trao đổi với ông Ngô Phượng Vỹ, Phó trưởng Công an xã Tam Xuân 1 – ông cho biết: “Chợ tự phát trước cổng thôn văn hóa Phú Trung đã gây ra nhiều vụ va quệt, tai nạn giao thông mà nạn nhân chủ yếu là người dân. Việc giải tỏa chợ tự phát trên địa bàn, những người có trách nhiệm ở xã chúng tôi đã làm nhiều lần, nhưng mỗi lần tổ chức đi truy quét dọn dẹp thì các tiểu thương trong chợ đem đồ cất hết, đến lúc chúng tôi về thì họ dọn ra bán lại. Không lẽ ăn rồi đi “giữ” họ hoài sao được, tình trạng này giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, không chỉ chúng tôi mà huyện còn lắc đầu ngao ngán”.
Do kinh phí còn hạng hẹp và nhân lực nên công tác giải tỏa các chợ “chạy” vẫn còn hạn chế.
Chẳng hạn, công tác duy trì trật tự đô thị và giải tỏa chợ tự phát chỉ diễn ra theo từng đợt nên ý thức chấp hành của các hộ kinh doanh buôn bán chưa cao và xuất hiện dấu hiệu “lờn luật”.
Ông Vỹ thừa nhận, dù xã đẩy đuổi liên tục nhưng không hiệu quả do hàng hóa tịch thu được có giá trị thấp, trong khi mức phạt theo quy định, nên những người buôn gánh bán bưng khó đóng phạt nổi!
Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, vào ngày 20/8/2010, huyện Núi Thành đã ký quyết định số 4355/QĐ-UBND phê duyệt đầu tư gần 4,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng xây dựng chợ Tam Xuân 1, nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay chợ vẫn chưa được giải phóng mặt bằng và tiến hành xây dựng.
Thông qua PLVN Online, bạn đọc mong sao các ngành chức năng huyện Núi Thành, Quảng Nam sớm có hướng để giải quyết dứt điểm tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông này.
Trương Gia Hân