Hiệu quả trị liệu kỳ diệu của củ tam thất

(PLO) - Theo Đông y, củ tam thất (hay còn gọi là tam thất bắc) có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng cầm máu, hóa ứ, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất với mục đích cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các sản phẩm có gừng, tỏi.

 Bấy lâu nay, ông cha ta vẫn truyền nhau sử dụng tam thất để chữa trị bệnh, nhưng phần lớn đều chưa hiểu được hết công dụng của nó, bài viết dưới đây xin được giới thiệu những tác dụng của tam thất để giúp sử dụng hiệu quả và áp dụng đúng cho từng bệnh.

Tam thất là một trong những phương thuốc có nhiều tác dụng, mà tác dụng nào cũng đều đáng tin cậy. Vì vậy từ xưa, nếu trong nhà có phụ nữ thì Tam thất được quý hơn vàng bởi có những lúc bệnh nặng, có vàng cũng chưa chắc đã đổi được Tam thất mà sử dụng. Bởi vậy dân gian mới gọi tam thất là “vàng không đổi”.

Tam thất có tất cả hai loại:

Củ tam thất bắc và  củ tam thất nam. Tam thất bắc thuộc họ nhân sâm (là loại tam thất quý vẫn thường được sử dụng), còn được gọi là sâm tam thất, kim bát hoàn, thổ sâm. Tam thất nam thuộc họ gừng, còn được gọi là khương tam thất hay tam thất gừng.

Tam thất là một trong những vị thuốc quý dành cho nữ giới, đặc biệt là ở thời kì sau khi sinh. Rễ của tam thất có chứa tác dụng dược lý cưc phong phú. Qua những thí nghiệm khoa học, tam thất có chứa tác dụng kích thích khả năng nội tiết sinh dục nữ, được thể hiện ở những hoạt tính osetrogen và hướng sinh dục.

Theo y khoa hiện đại, tam thất có những tác dụng sau:

  • Giúp tim chống lại những tác nhân làm loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ngăn khả năng thấm của mao mạch; hạn chế các thương tổn ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
  • Tiêu máu, cầm máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do bị thương tích (kể cả phủ tạng), tiêu máu ứ (do giải phẫu, va dập làm bầm tím phần mềm ).
  • Kích thích miễn dịch.
  • Hiệu quả với thần kinh: Dịch chiết của rễ tam thất có hiệu quả gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất từ chiết lá tam thất lại có hiệu quả ngược lại: :Kéo dài hiệu quả của thuốc an thần.
  • Hạ đau: Dịch chiết từ rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Đọc thêm