Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.
Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; ông Vũ Thế Bình - chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Thản – phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam.

Về phía các tỉnh, thành tham dự có sự góp mặt của các đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại Du lịch, lãnh đạo các Ban quản lý các khu, điểm du lịch và các doanh nghiệp du lịch của 13 tỉnh/thành phố.

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Thi - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND, trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, hiện nay, Thanh Hóa đã thu hút được 83 dự án đầu tư kinh doanh du lịch với tổng vốn đầu tư khoảng 146.000 tỷ đồng. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn, có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư du lịch như Tập đoàn VinGroup, Sungroup, Flamingo, BRG, T&T, TNG... đang triển khai thực hiện các dự án lớn tại Thanh Hóa như: du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường; dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn, Khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En; Khu quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Quảng Yên, Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân...; qua đó tạo bước đột phá về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thi - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND, trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa phát biểu khai mạc hội nghị

Ông Nguyễn Văn Thi - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND, trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa phát biểu khai mạc hội nghị

Tính đến hết tháng 3/2024, trên địa bàn tỉnh có gần 1.300 khách sạn, nhà nghỉ với 48.600 phòng, 192 nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) với sức chứa khoảng 8.000 người; 235 condotel với khoảng 1.600 phòng và khoảng 800 biệt thự, cǎn hộ, nhà liền kề cho khách du lịch thuê với khoảng 4.500 phòng). Về nhà hàng ăn uống: Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.000 nhà hàng ǎn uống với trung bình 200.000 người (ghế)/nhà hàng.

Trong những năm qua, du lịch Thanh Hóa luôn là một trong các tỉnh/thành phố đứng trong top đầu của cả nước về thu hút khách du lịch. Năm 2023, tổng lượt khách đến Thanh Hoá đạt 12.420.000 lượt khách, với tổng thu du lịch đạt 24.500 tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách đến Thanh Hóa đạt 2.543.600 lượt, tǎng 10% so với cùng kỳ năm 2023; tổng thu du lịch đạt 2.408,5 tỷ đồng, tǎng 16,5% so với cùng kỳ nǎm 2023.

Nǎm 2024, với mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách, ngay từ đầu năm,Thanh Hóa đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để đón và phục vụ khách du lịch. Với việc chú trọng kết hợp các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch với nhau, tạo nên chuỗi các sự kiện phục vụ phát triển du lịch nhằm đem đến cho du khách những trải nghiệm đầy đủ nhất, vừa thưởng ngoạn thiên nhiên, thưởng thức ẩm thực đặc sản, vừa tham gia các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao truyền thống và hiện đại...

Trong năm nay, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 145 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch được tổ chức, trong đó có 85 sự kiện văn hóa, 30 sự kiện thể thao và 30 sự kiện du lịch.

Để đáp ứng sự kỳ vọng, mong muốn của du khách và xu thế tất yếu trong phát triển – đó là sự đổi mới toàn diện từ số lượng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, trong năm 2024, du lịch Thanh Hóa đã không ngừng làm mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh và đưa vào thị trường những dòng sản phẩm mới. Cụ thể:

- Ðối với sản phẩm du lịch biển: Năm 2024, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch biển mới được đưa vào khai thác như: Công viên nước Sun World Sầm Sơn với những tổ hợp trò chơi dành cho gia đình và trẻ em lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á và châu Á; quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội, phố đi bộ, chợ đêm, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố (tại khu du lịch thành phố Sầm Sơn); tour du lịch ra Ðảo Mê, các trò chơi xe địa hình không vô lǎng, đường đua công thức F1, trượt cỏ, bắn súng sơn, ... (tại khu du lịch biển thị xã Nghi Sơn); Lễ hội khinh khí cầu, lễ hội bia, phố đi bộ Lalamingo Park, các khu vui chơi trong nhà như: bảo tàng kem, mê cung ánh sáng, bể bơi bốn mùa (tại khu du lịch Flamingo Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa)... đã tạo nên sự hấp dẫn và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển so với các tỉnh lân cận.

- Đối với sản phẩm du lịch văn hoá, tâm linh: Nhiều dự án đầu tư, tu bổ di tích được triển khai thực hiện, góp phần nâng cao giá trị di tích và tạo điểm đến hấp dẫn về văn hoá, lịch sử; các sự kiện văn hoá, lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng tầm sản phẩm du lịch văn hóa, phục hồi phát triển du lịch; đẩy mạnh ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường, hệ thống loa thông minh, thuyết minh tự động, hỗ trợ du khách tìm hiểu tại các khu di tích lịch sử trọng điểm của tỉnh.

- Đối với sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng: Ngoài những điểm du lịch cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước) nổi tiếng, thời gian gần đây, Thanh Hóa có thêm những sắc màu mới của loại hình du lịch này, như du lịch cộng đồng (DLCÐ) bản Mạ, bản Vịn (huyện Thường Xuân), DLCÐ bản Bút (xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá), DLCÐ bản Kho Mường, bản Eo Kén, bản Nông Công...(xã Thành Sơn, huyện Bá Thước), DLCÐ xã Thạch Lập (huyện Ngọc Lặc)...

Tại hội nghị đã nhận được nhiều bài tham luận của các đại biểu các đơn vị, doanh nghiệp du lịch các tỉnh về những định hướng về liên kết, hợp tác, kết nối các khu, điểm du lịch Thanh Hóa với các tỉnh/thành phố Đồng bằng sông Hồng mở rộng và ngược lại nhằm khai thác và chào bán các tour du lịch/ sån phẩm/ dịch vụ du lịch cho du khách trong và ngoài nước; đồng thời tǎng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Ông Nguyễn Văn Thi - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND, trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa trao quà lưu niệm, cảm ơn tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ tổ chức hội nghị kết nối

Ông Nguyễn Văn Thi - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND, trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa trao quà lưu niệm, cảm ơn tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ tổ chức hội nghị kết nối

Trong khuôn khổ hội nghị cũng đã diễn ra một số hoạt động bên lề hấp dẫn như: bốc thăm trúng thưởng các dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa; tham quan khu vực trưng bày sản phẩm đặc sản xứ Thanh.

Đại diện doanh nghiệp có sản phẩm đặc sản xứ Thanh, ông Dương Văn Tác, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Do Xuyên – Ba Làng chia sẻ các sản phẩm của thương hiệu Tác Huy đưa đến giới thiệu tại hội nghị đều được làm 100% thủ công từ nguồn nguyên liệu tươi, ngon được đặt hàng từ các ghe thuyền về và được chế biến khép kín nên những sản phẩm làm ra vô cùng chất lượng xứng đáng là đặc sản, niềm tự hào của xứ Thanh.

Cảm nhận về hội nghị lần này, ông cảm ơn đến Ban tổ chức đã tạo điều kiện để ông có thể đưa sản phẩm của mình đến giới thiệu, giao lưu và kết nối với các doanh nghiệp khác của vùng đồng bằng sông Hồng mở rộng, đây là một dịp rất tốt để quảng bá sản phẩm nâng cao thương hiệu cũng như doanh thu cho doanh nghiệp sau thời gian ảnh hưởng từ dịch đem lại trong thời gian vừa qua.

Đọc thêm