“Hung thần xe buýt” náo loạn đường phố

Những ngày nóng nực gần đây, liên tiếp các vụ xe buýt gây tai nạn kinh hoàng đã khiến 1 nữ nhân viên FPT chết tức tưởi, một bà bầu phải vào viện cấp cứu vì dập nát chân khiến người dân thủ đô lo sợ “bóng ma hung thần đường phố” trở lại sau một thời gian lắng xuống.

Những ngày nóng nực gần đây, liên tiếp các vụ xe buýt gây tai nạn kinh hoàng đã khiến 1 nữ nhân viên FPT chết tức tưởi, một bà bầu phải vào viện cấp cứu vì dập nát chân khiến người dân thủ đô lo sợ “bóng ma hung thần đường phố” trở lại sau một thời gian lắng xuống.

Nguy hiểm luôn rình rập

Dù Tổng Công ty vận tài Hà Nội cho rằng, thái độ phục vụ khách trên xe buýt đã có chuyển biến tích cực, nhưng theo ghi nhận của phóng viên tình trạng “hỗn” với hành khách, tạt nhanh vào bến gây nguy hiểm cho khách đi đường vẫn đáng báo động.

Phản ánh đến PLVN online, ông Phạm Đình Thái ở Láng Hạ, Đống Đa cho biết: “Mới đây, tôi chứng kiến một nhân viên xe buýt của Xí nghiệp xe điện Hà Nội ứng xử quá kém với khách hàng. Hôm đó trên xe chỉ khoảng 5- 7 người, một phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi lên xe chọn chỗ ngồi sau ghế lái. Nhưng phụ xe cương quyết “đuổi thượng đế” này sang ghế khác vì ghế đó giành cho phụ xe. Khách cương quyết không đổi khiến cả lái và phụ xe dừng xe và la hét ầm ĩ. Việc dừng đỗ ảnh hưởng các xe khác và hơn nữa cho thấy cách xử lý tình huống của lái phụ xe không đúng mực”. Ông Bùi Liên ở Khâm Thiên phản ánh: Trong chuyến xe từ Gia Lâm đến Văn Quán, Hà Đông ngày 8/6, chờ mãi cửa trước không mở cho khách lên, tôi chạy xuống cửa sau, vừa chạy lên, cửa kẹp ngay vào người. Tôi hỏi phụ xe sao không mở cửa trước, thì anh ta đáp: “chạy lâu thì hỏng”. Không thấy điều hòa hoạt động, tôi thắc mắc thì vẫn phụ xe đó khinh khỉnh: “không điều hòa sao chạy được!”.

Trên xe là vậy, dưới đường sự khiếp sợ xe buýt của người đi đường chưa bao giờ giảm mặc dù cũng đã có lực lượng đảm nhiệm việc đi “săn” và phạt lỗi tạt nhanh vào điểm đỗ đón trả khách. Chị Thu Ngà, ở Linh Đàm, Hoàng Mai cho biết: “Nhiều xe buýt tạt vào điểm đỗ rất nhanh, xe máy nếu phát hiện kịp có thể tránh được, chứ xe đạp, người đi bộ thì bó tay.” Bên canhjd dó, nhiều bạn đọc còn phàn nàn việc lái xe vừa đi vừa nghe điện thoại, phụ xe không nhắc nhở nhường chỗ cho ngời già, phụ nữ, trẻ nhỏ…

b
Một vụ tan nạn mới xảy ra

Từ lâu xe buýt đã là "xe vua"

Những người trong nghề thừa nhận xe buýt lúc nào cũng trong tình trạng thiếu lái xe. Việc quản lý tài xế cực khó vì phải tuyển dụng lái xe ngoại tỉnh, nên sa thải lái xe là việc làm cực chẳng đã của các xí nghiệp xe buýt. Chính vì vậy, dù có phạt, kỷ luật khi mắc lỗi thì nhiều lái xe vẫn không mất việc. Phải chăng đó là nguyên nhân  của bệnh mạn tính ứng xử thiếu văn hóa với khách?. Hiện Hà Nội đang triển khai 2 tuyến buýt mẫu nhưng chính người trong ngành cũng lắc đầu khó “mẫu” được vì nhận thức của lái, phụ xe vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trung bình mỗi ca làm việc, lái xe đi về 7 lượt và mỗi lượt được nghỉ 5- 10 phút,  về bến sớm hay muộn đều có thể bị phạt, trong khi lương trung bình mỗi lái xe chỉ khoảng 3-5 triệu đồng/ tháng. Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội thì “ tần suất hoạt động của xe buýt trên 1 tuyến quá ngắn, tắc đường buộc lái xe phải chạy vọt để rút ngắn giờ, gây mất an toàn. Cường độ lao động của lái xe rất căng thẳng, trong khi đó thu nhập không phải là cao. Do đó cần phải xem xét lại tần suất hoạt động, kéo dài hơn thời gian xe chạy trên 1 cung chặng để đảm bảo an toàn”.

Việc xử phạt không thường xuyên của cơ quan chức năng cũng khiến lái xe ẩu. Được biết thủ tục phạt xe “vua” này cũng khá rườm rà, không phạt trực tiếp vì dừng xe ảnh hưởng thời gian của khách nên cảnh sát phải có camera ghi lại lỗi, biến số xe và thông báo về cơ quan, phạt sau. Tuy nhiên, ngoài những đợt cao điểm thì chẳng thấy lực lượng chức năng đâu.

Ngoài nỗi lo chạy ẩu và chèn người đi đường, xe buýt còn gây phản cảm khi nhả khói đen kịt mỗi khi tăng tốc. Theo xí nghiệp xe buýt Thằng Long, tình trạng trên đã được kiểm soát bằng việc duy tu xe và chấn chỉnh kỹ thuật lái. Nhưng thực thế theo Trung tá Lương Đình Hợi, Phòng CSGT, CA TP Hà Nội thì “nhiều xe buýt quá đát, xuống cấp đang là vấn đề, nhất là lô xe đăng ký seri 29N”.

Xe buýt đã có mặt ở Hà nội trên 10 năm. Cũng ngần ấy thời gian, người dân luôn sống chung với những “thói hư, tật xấu” của xe buýt. Chưa đòi hỏi là thượng đế, người dân chỉ muốn có những chặng đi an toàn. Do đó đến bao giờ những nguy hiểm rình rập từ xe buýt mới chấm dứt vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp./.

Theo Phòng CSGT - CA Hà Nội, năm 2009 có 25 vụ tai nạn do xe buýt gây ra, khiến 14 người chết, 17 người bị thương. Tính đến tháng 5/2010 có 5 vụ tai nạn liên quan đến xe buýt, chết 5 người, bị thương 2 người. Tuy số vụ gây tai nạn có giảm, nhưng cơ quan này vẫn thừa nhận xe buýt hiện còn nhiều bất cập cần sửa đổi.

Thanh Quý - Phi Hùng

Đọc thêm