Cách phân biệt một số loại xe hai bánh:
Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy hai bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo giấy chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy ba bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy. (Quy định tại khoản 3.39 – Điều 3 – Quy chuẩn 41: 2016/BGTVT ngày 08/04/2016 của Bộ Giao thông vận tải).
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3 (Quy định tại khoản 3.40 – Điều 3 – Quy chuẩn 41: 2016/BGTVT ngày 08/04/2016 của Bộ Giao thông vận tải).
Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe xúc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật, và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo (Quy định tại khoản 3.41 – Điều 3 – Quy chuẩn 41: 2016/BGTVT ngày 08/04/2016 của Bộ Giao thông vận tải)
Xe đạp là phương tiện có hai bánh hoặc ba bánh và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người tàn tật có tính năng tương tự. (Quy định tại khoản 3.42 – Điều 3 – Quy chuẩn 41: 2016/BGTVT ngày 08/04/2016 của Bộ Giao thông vận tải)
Quy định độ tuổi người lái xe:
Người dưới 16 tuổi: Được lái xe đạp điện.
Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3 (Quy định tại Điểm a – Khoản 1 – Điều 60 Luật Giao thông đường bộ), Xe máy điện, Xe đạp điện.
Người đủ 18 tuổi trở lên: Được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự… (Quy định tại Điểm b – Khoản 1 – Điều 60 Luật Giao thông đường bộ).