Hy hữu: Đã hiến tài sản lại còn bị kiện!

Đạo hữu hiến tài sản bằng đất cho Họ đạo, một thời gian sau đó lại bị chính người đại diện Họ đạo đứng ra kiện đòi thêm đất vì cho rằng người này lấn đất của Họ đạo. Sự việc nghe tưởng như đùa, nhưng đã xảy ra tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.

Đạo hữu hiến tài sản bằng đất cho Họ đạo, một thời gian sau đó lại bị chính người đại diện Họ đạo đứng ra kiện đòi thêm đất vì cho rằng người này lấn đất của Họ đạo. Sự việc nghe tưởng như đùa, nhưng đã xảy ra tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.

Bà Đoàn Thị Bé Ba bên móng nhà cũ bị cho là nằm trên phần đất của Thánh thất mà ông Triệu kiện đòi
Bà Đoàn Thị Bé Ba bên móng nhà cũ bị cho là nằm trên phần đất của Thánh thất mà ông Triệu kiện đòi

Đòi cái không phải của mình(?!)

Thánh thất Cao đài Họ đạo Tân Đông được dựng lên nhờ lòng hảo tâm của hai đạo hữu là ông Nguyễn Văn Xù và bà Đoàn Thị Bé Ba. Từ năm 1973 tới nay, đây là nơi hành lễ và chia sẻ đức tin giữa các giáo dân trong Họ đạo. Ranh giới giữa Thánh Thất và các khu vực lân cận từ năm 2005 đã được xác lập bằng hàng rào bao quanh do những người có trách nhiệm trong Thánh Thất xây dựng; GCNQSDĐ năm 1998 ghi rõ khu vực này rộng 2.380m2.

Vào năm 2009, ông Nguyễn Văn Triệu về tiếp nhận Thánh Thất thay người tiền nhiệm đã mất. Tiếp quản Thánh Thất được một thời gian, ông triệu cho rằng người hiến đất năm xưa đã khiến phạm vi ông cai quản bị thu hẹp mất 378m2 so với diện tích đất đo đạc trên thực tế. Thế là bà Ba bị ông Triệu khởi kiện ra tòa với cáo buộc lấn đất của ông.

Sau khi tìm hiểu, được biết trong GCNQSDĐ được cấp trước đây (trước Thánh thất một năm), gia đình bà Ba cũng bị mất 376m2 so với thực tế. Vô lý hơn, phía đại diện Thánh Thất đã lôi cả dấu tích móng nhà của bị đơn (từng sinh sống từ năm 1972 đến 2005) về phần đất của mình. Tệ hại hơn, ông Triệu còn “dựng dậy” cả người tiền nhiệm đã mất để rồi suy diễn câu chuyện là “có sự thoả thuận” giữa ông này (người tiền nhiệm) với bà Ba về việc xây hàng rào xác định ranh giới khiến người trong Họ Đạo không đồng ý.

Ông Trịnh Minh Hoàng - một tín đồ của Giáo hội, đồng thời từng làm phó Cai quản Thánh Thất  bộc bạch: “Tại địa phương, những người hiểu rõ về lịch sử khu đất đang tranh chấp đều thương cho tấm lòng của bà Ba bỗng dưng “gặp nạn” trước việc đòi hỏi và cách “dựng chuyện” vô lý của ông Triệu. Về vấn đề nói trên, ông Trần Quốc Thanh - Cán bộ địa chính xã Tân Đông huyện Gò Công Đông cho biết: “Trước đây việc đo đạc lấy căn cứ cấp giấy tờ chỉ bằng phương pháp không ảnh nên tính chính xác không cao. Do vậy, tình trạng này ở địa phương ông là khá phổ biến”.

Ngày 29/11/2012, Toà án Nhân dân huyện Gò Công Đông, Tiền Giang tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Thánh thất Cao Đài Họ đạo Tân Đông; do ông Nguyễn Văn Triệu là người đại diện theo pháp luật của Thánh Thất và ông Trần Văn Hiền đại diện theo uỷ quyền đứng tên (ông Hiền trước đây giữ một chức sắc trong họ đạo, vì hành vi tham ô tiền, bị bà Bé Ba cùng nhiều đạo hữu khác tố cáo nên đã bị ra khỏi Thánh thất) – Bản án sơ thẩm được dư luận tại địa phương cho là công bằng, khách quan. Tuy nhiên, ông Triệu và ông Hiền lại kháng cáo. “Tôi cùng rất nhiều tín hữu khác, rất không đồng tình với sự hiếu thắng, phủi ơn và việc cố tình lấn đất của hai ông này” – ông Nguyễn Văn Thân, một người trong họ đạo bức xúc.

“Ăn quả quên kẻ trồng cây”!

Tại phiên tòa phúc thẩm, ngày 29/3/2013, Toà án Nhân Dân tỉnh Tiền Giang tuyên: “Sửa án dân sự sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu kháng cáo và buộc bà Bé Ba phải trả lại cho Thánh Thất 340m2 diện tích đất”. Cấp phúc thẩm dựa vào hồ sơ cấp quyền sử dụng đất của Thánh thất do Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Tiền Giang lưu giữ [bỏ qua hiện tượng sai số phổ biến (biến động đất) khi đo đạc không ảnh]. Đây cũng chính là căn cứ gần như duy nhất để buộc “nữ tín hữu hảo tâm” này phải mất thêm đất là việc bà đã ký tứ cận – xác định sự liền kề giữa phần đất nhà mình với Thánh thất, còn diện tích của Thánh thất tôi biết gì mà xác nhận(!?) - bà Ba bức xúc.

Điều đáng nói, Toà cấp phúc thẩm đã áp dụng biện pháp loại trừ trong xét xử (sổ đỏ ghi 2 mà đo chỉ có 1 tức thủ phạm ăn bớt chỉ có thể là láng giềng); Bản thân bà Ba không ký tứ cận cho mình mà lại ký cho hàng xóm nghĩa là bà khẳng định hàng xóm có quyền hưởng khu vực đó. Có thể nói, sự thiếu khách quan của án phúc thẩm còn thể hiện qua việc Tòa không xem xét đến cái móng nhà mà bà Ba cùng gia đình đã xây dựng và ở suốt từ năm 1972 đến 2005 đang nằm tại nơi Thánh Thất cho rằng bà lấn chiếm.

“Chị ấy đã hiến đất cho Thánh Thất thì làm sao xây nhà ở của mình trên phần đất đã hiến làm gì chứ?” – Bác Nguyễn Thanh Liêm (Ấp Gò Lức, xã Tân Đông), một đạo hữu trong Họ đạo bất bình. Bác cho biết thêm: “Suốt cả cuộc đời tôi hiến thân cho Họ đạo có xác nhận của Ủy Ban MTTQVN, việc xây dựng hàng rào có sự thảo luận của Chức việc, Bổn đạo và nhất là sự tự nguyện quyên góp tài chính, vật tư, công quả... Việc xây dựng kéo dài trên 3 tháng làm gì có việc bà Bé Ba và ông Trịnh Khuôn Thanh tự thỏa thuận riêng xây dựng, để lấn đất”.

Anh Vũ Duy Thành (Ấp Gò Lức, xã Tân Đông), người dân địa phương khi được hỏi về diễn biến vụ án có anh là người chứng kiến thì chỉ nói ngắn gọn: “Trong việc này… có lẽ phải sửa lại câu thành ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây!”.

Quân Tuấn

Đọc thêm