Phát biểu khai mạc, ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Trưởng Ban tổ chức Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” nhấn mạnh: Với đặc trưng về địa hình, khí hậu miền núi, các tỉnh Việt Bắc có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ sinh thái đa dạng với những cánh rừng nguyên sinh, hệ thống sông, hồ, thác nước, hang động hùng vĩ, những địa danh nổi tiếng đang là điểm đến thú vị, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về du lịch, UBND các tỉnh Việt Bắc đã ký Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc.
Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Hà Giang vào năm 2009, đến nay bước sang năm thứ XV đã tạo nên thương hiệu du lịch riêng có, đặc trưng của 6 tỉnh Việt Bắc với thông điệp một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn, góp phần quan trọng trong thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Trong đó Việt Bắc được xác định là 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với tỉnh Bắc Kạn Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, giá trị lịch sử của sự kiện giải phóng tỉnh Bắc Kạn còn trường tồn mãi với thời gian, các di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược đã được công nhận và xếp hạng như: Khu ATK Chợ Đồn, đồn Phủ Thông, địa điểm chiến thắng Đèo Giàng, khu di tích lịch sử Nà Tu. Đây là những địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ biết trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống trên quê hương cách mạng.
“Qua những miền di sản Việt Bắc” là chương trình được tổ chức thường niên, là sản phẩm du lịch ngày càng khẳng định được thương hiệu, góp phần tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch liên vùng, thúc đẩy khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh du lịch các địa phương. Bước sang năm thứ XVI, Cao Bằng sẽ là tỉnh đăng cai tổ chức chương trình.
Kế thừa những di sản Việt Bắc, đại diện tỉnh Cao Bằng, đơn vị tiếp theo đăng cai tổ chức năm 2025, ông Trịnh Trường Huy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng chia sẻ “Năm 2025 Cao Bằng vinh dự là đơn vị đăng cai tổ chức “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 16. Đây là niềm tự hào, đồng thời là trách nhiệm lớn lao, nhiệm vụ quan trọng của tỉnh năm 2025. Với sự quan tâm từ trung ương, các địa phương, đặc biệt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục DL Quốc gia Việt Nam.
Tỉnh Cao Bằng tin tưởng Cao Bằng điểm đến đặc sắc hấp dẫn, nâng cao, nhận diện thương hiệu điểm đến các tỉnh Việt Bắc. Mục tiêu Cao Bằng hướng tới điểm đến “an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng, trên hành trình khám phá, Cao Bằng luôn sẵn sàng đón đại biểu, du khách trong ngoài nước đến trải nghiệm”
Nhắc đến Cao Bằng chắc hẳn ai cũng nghĩ đến thác nước lớn thứ 4 trên thế giới – Thác Bản Giốc, top 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới, được xem như một trong những vật phẩm vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Bên cạnh đó có những địa điểm, du khách đến Cao Bằng không thể bỏ qua như: Đồi cỏ Ba Quáng, thác Hoa (thác Thoong Lài), con đường hoa Trạng Nguyên (Hạ Lang), chinh phục Núi Phja Dạ (tháp 14 tầng- Bảo Lạc), đồng cỏ Phiêng Mường, Hang Dơi hoang (Bảo Lâm), vườn Quốc Gia Phia Oắc - Phia Đén, rừng trúc Nguyên Bình, thác Bản Giốc…
Chương trình Lễ khai mạc Qua những miền di sản Việt Bắc thực sự đem đến cho người dân, du khách "bữa tiệc" âm nhạc, đại diện cho bản sắc, nhịp sống và tình đất - tình người 06 tỉnh vùng Việt Bắc. Với những siêu phẩm được thể như: Thanh âm núi rừng, Bắc Kạn vững bước trên con đường mới... tổ hợp hát múa “Thái Nguyên sắc màu Việt Bắc”,“Tiếng rừng”, Mê mẩn hồ Ba Bể”, Màn múa bát di sản, Cao Bằng, bài hát: “Tình ca non nước Cao Bằng”, Dệt tình ước mơ, bài hát: "Này chân đất ơi, Tuyên Quang miền đất huyền thoại,... Tín ngưỡng đón Xuân, Bài hát “Xem chân gà”, Lạng Sơn, hát múa “Mẫu Sơn”...
.