Khu vực phía Nam vượt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PLVN) - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã đạt được trong công tác triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngày 3/7, tại Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023; đồng thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2024-2025 khu vực phía Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã đạt được trong công tác triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, Bộ trưởng Hầu A Lềnh ghi nhận, tính đến ngày 31/5/2023 thì 13 tỉnh, thành khu vực phía Nam đã giải ngân nguồn vốn giai đoạn 2021-2023 được hơn 701 tỉ, đạt 25,92%; một số tỉnh có tỉ lệ giải ngân cao so với trung bình cả nước như Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Phước, Tây Ninh.

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã đạt được trong công tác triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã đạt được trong công tác triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam còn hoàn thành và vượt một số mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỉ lệ xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Với một số chỉ tiêu khác về con người, các tỉnh, thành khu vực phía Nam cũng đạt và vượt trội hơn so với các khu vực khác.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, trên cơ sở nguồn lực của Chương trình cùng với sự nỗ lực của các địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai, Chương trình đã phần nào hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn và từng bước ổn định.

Có thể thấy việc phê duyệt và triển khai Chương trình là một quyết sách đánh dấu mốc của Đảng và Nhà nước ta, là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì khu vực phía Nam vẫn phải đối mặt nhiều thách thức, qua đó tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân và đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động của Chương trình.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQVN TP Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ dự lễ khởi công nhà Đại đoàn kết tặng hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Cờ Đỏ nhân dịp Tết Quân Dân và mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2022.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQVN TP Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ dự lễ khởi công nhà Đại đoàn kết tặng hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Cờ Đỏ nhân dịp Tết Quân Dân và mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2022.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Hầu A Lềnh đã cùng với các đại biểu thảo luận tìm ra phương hướng nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các địa phương. Qua đó, đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đảm thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình trong giai đoạn tới.

Cùng phát biểu tại hội nghị, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, thời gian qua, trong mọi công tác lãnh đạo và chỉ đạo, TP Cần Thơ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo đó, để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, TP Cần Thơ luôn chủ động trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số để kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn.

Đồng thời, TP Cần Thơ cũng chú trọng đến công tác bảo tồn, đầu tư và tạo mọi điều kiện để các bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số có thể duy trì và phát huy; đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP ngày càng phát triển; tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chỉ còn 1,14% trên tổng số hộ. TP Cần Thơ đang phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số xuống còn 0,38%, vào cuối năm 2023.

Đọc thêm