Kỷ niệm 10 năm đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND Huyện Thạch Thất ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND về tổ chức Lễ khai hội truyền thống và kỷ niệm 10 năm đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương năm 2024.
Chùa Tây Phương được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2014 (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)
Chùa Tây Phương được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2014 (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Theo đó, Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 09/4/2024 đến hết ngày 18/4/2024 (tức từ ngày 01/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch). Lễ khai hội sẽ được tổ chức vào ngày 13/4/2024 (tức ngày 05/3 âm lịch) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương - xã Thạch Xá- huyện Thạch Thất.

Công tác chuẩn bị từ sớm ngày 09/4 (Ảnh: Phạm Quang Thái)

Công tác chuẩn bị từ sớm ngày 09/4 (Ảnh: Phạm Quang Thái)

Phần Lễ ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ Phật của người Việt Nam như: Dâng Lễ, cúng Phật, rước kiệu, phóng sinh...

Phần Hội là sự kết hợp những nét văn hóa truyền thống dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời qua nhiều hoạt động tiêu biểu như: Múa rối nước, giao lưu văn nghệ quần chúng, các trò chơi dân gian (đi cà kheo, ném còn, đu cây…).

Công tác chuẩn bị từ sớm ngày 09/4 (Ảnh: Phạm Quang Thái)

Công tác chuẩn bị từ sớm ngày 09/4 (Ảnh: Phạm Quang Thái)

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra Hội chợ triển lãm các sản phẩm OCOP.

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Tây Phương hiện lưu giữ hệ thống 64 pho tượng La Hán niên đại khoảng thế kỷ 16 - 17, phản ánh nét đẹp đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt qua các giai đoạn lịch sử.

Năm 1962, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Đến năm 2014, chùa Tây Phương được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Tây Phương tọa lạc ở độ cao khoảng 100m trên đỉnh núi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về hướng Tây.

Chùa Tây Phương tọa lạc ở độ cao khoảng 100m trên đỉnh núi Câu Lậu, xã Thạch Xá (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Chùa Tây Phương tọa lạc ở độ cao khoảng 100m trên đỉnh núi Câu Lậu, xã Thạch Xá (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về niên đại chùa Tây Phương. Tương truyền chùa có nền móng xây dựng từ những thế kỷ đầu Công nguyên, ban đầu mang tên gọi Sùng Phúc Tự. Trong đó, "Sùng Phúc" có nghĩa là "Đức Phật luôn sinh cầu điều thiện".

Theo các nhà nghiên cứu, vào đời Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561), niên hiệu Quang Bảo năm thứ nhất (1554), chùa được xây dựng với quy mô như ngày nay, đổi tên thành Tây Phương Cổ Tự (chùa cổ Tây Phương).

Sau này, chùa được tu sửa, tạc thêm tượng nhiều lần trong các triều đại thời Vua Lê Thần Tông, Chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Vua Lê Hy Tông.

Đi từ dưới chân núi Câu Lậu du khách lần lượt chiêm ngưỡng quần thể chùa Tây Phương như Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách.

Từ Tam quan hạ, du khách phải đi lên 237 bậc đá ong mới đến Tam quan thượng, bên trái chùa là Miếu Sơn Thần. Chùa chính nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu hình chữ Công, bên trong trưng bày nhiều pho tượng quý.

Chùa chính nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu hình chữ Công, bên trong trưng bày nhiều pho tượng quý. (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Chùa chính nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu hình chữ Công, bên trong trưng bày nhiều pho tượng quý. (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Ba tòa nhà đều có kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm với hai tầng tám mái, ở giữa là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Tiền đường và Thượng điện gồm 5 gian, 2 chái với 6 bộ vì nóc.

Không gian thanh bình tại chùa (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Không gian thanh bình tại chùa (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Riêng Trung đường được thu ngắn lại chỉ còn 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo, nhưng lại có mái thượng điện cao vượt lên. Phần tường được xây bằng gạch đỏ, các tàu mái, bộ mái, kiến trúc gỗ trong chùa được chạm khắc công phu, đẹp mắt, còn tồn tại đến tận ngày nay.

Đặc biệt, ở giữa hai tòa chùa chính tách nhau bởi một Thiên Đỉnh - phần không gian mở thông với bên ngoài. Giữa mỗi Thiên Đỉnh đặt một bể nước. Bởi nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, bể nước này nhằm tạo độ ẩm thích hợp, giúp làm các kết cấu kiến trúc bằng gỗ cũng như nhiều pho tượng trong chùa không bị nứt nẻ.

Bảo vật chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là nơi lưu giữ 64 pho tượng Phật có niên đại hàng trăm năm. Trong đó, có 34 pho tượng được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm 2014.

Với nhiều pho tượng trân quý, chùa Tây Phương có thể coi là một trong những nơi sở hữu Phật điện đồ sộ nhất Việt Nam. Các bộ tượng thờ ban đầu được sơn son thếp vàng, nhưng dần bị bào mòn theo thời gian, để lộ ra phần mộc được làm từ gỗ mít. Dưới bàn tay chạm khắc tỉ mỉ của các nghệ nhân làng mộc, những pho tượng được thổi hồn mang đường nét tinh xảo, dáng vẻ sinh động.

Với nhiều pho tượng trân quý, chùa Tây Phương có thể coi là một trong những nơi sở hữu Phật điện đồ sộ nhất Việt Nam. (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Với nhiều pho tượng trân quý, chùa Tây Phương có thể coi là một trong những nơi sở hữu Phật điện đồ sộ nhất Việt Nam. (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Các pho tượng kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo ở chùa Tây Phương tiêu biểu như: Bộ tượng Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Thánh, Long Hoa Tam Thánh, Bát Bộ Kim Cương... Trong đó, phải kể đến bộ tượng Thập bát La Hán - 18 bảo vật phản ánh rõ nét nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam được lưu giữ tại chùa Tây Phương.

Theo quan điểm Phật học, các vị La Hán còn được gọi là “Phật tổ kế đăng”, là những người kế tụng, đăng quang ngôi vị đứng đầu phật pháp, truyền thừa cho những thế hệ tiếp theo.

Mỗi vị La Hán trong chùa đều được tạc tỉ mỉ, công phu ở những dáng vẻ, tư thế, nét mặt khác nhau. Đồng thời, mỗi vị lại gắn liền với một tích truyện mang đậm màu sắc tôn giáo huyền bí từ xa xưa.

Mỗi vị La Hán trong chùa đều được tạc tỉ mỉ, công phu ở những dáng vẻ, tư thế, nét mặt khác nhau (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Mỗi vị La Hán trong chùa đều được tạc tỉ mỉ, công phu ở những dáng vẻ, tư thế, nét mặt khác nhau (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Các pho tượng La Hán có giá trị rất lớn về nghệ thuật điêu khắc. Chính vì thế, năm 1968, khi thực dân Mỹ đánh phá ác liệt, nhà nước chủ trương cho sơ tán toàn bộ các vị La Hán ở đây đến nơi an toàn. Đồng thời, một xưởng chế tác tạo ra những bản sao bằng thạch cao trưng bày tại chùa trong giai đoạn 1968 - 1975. Tuyệt nhiên, người dân địa phương cũng như du khách tới tham quan, chiêm bái không hề hay biết.

Đến năm 1976, những pho tượng La Hán thật cuối cùng đã trở về đúng vị trí.

Hiện nay, các pho tượng bằng thạch cao đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Hàng năm, nơi đây trở thành điểm đến di tích, tâm linh nổi tiếng của huyện Thạch Thất, thu hút nhiều người dân, du khách trong nước và cả quốc tế tới tham quan, chiêm bái, đặc biệt vào dịp đầu năm mới.

Hàng năm, nơi đây trở thành điểm đến di tích, tâm linh nổi tiếng của huyện Thạch Thất (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Hàng năm, nơi đây trở thành điểm đến di tích, tâm linh nổi tiếng của huyện Thạch Thất (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất)

Đọc thêm