Theo đó, hành vi bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet cũng bị xem là trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để đi vào thực tế thì quy định này vẫn là “đề tài” khó… thực hiện.
Vì thế, Bộ Y tế đã tiếp tục dự thảo về Phòng chống tác hại của rượu bia, trong đó có quy định cấm bán rượu trên mạng Internet. Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì không ít doanh nghiệp bia, rượu cho rằng nó đi ngược với xu thế phát triển công nghiệp 4.0, hạn chế sự phát triển của những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, nếu muốn kiểm soát tốt vấn đề kinh doanh đồ uống có cồn thì việc sử dụng công cụ trên Internet sẽ mang lại hiệu quả, bởi một người, dưới 18 tuổi ra một cửa hàng bên ngoài mua theo cách truyền thống sẽ rất khó để kiểm soát được thông tin cá nhân của người đó, nhưng việc mua bán trên Internet sẽ giúp kiểm tra thông tin và kiểm soát được điều này.
Mặt khác, thực tế việc cấm bán rượu trên mạng Internet đã được Chính phủ ban hành Nghị định 105 vào năm 2017. Tuy nhiên, hành vi bán mặt hàng này vẫn còn nhan nhản trên các trang web, các trang mạng xã hội trong thời gian qua.
Tuy nhiên, với con số thống kê tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia. Gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia. Chi phí của người dân Việt Nam cho tiêu thụ bia năm 2017 là gần 4 tỷ USD.
Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 5.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017) thì vấn đề này cần được các nhà làm luật tiếp tục cân nhắc.