Bân bị mất rất nhiều máu, lại suýt đi đứt “của quý” nên sau đận này càng kiên định quyết tâm phải trừ bỏ Hồng. Mấy ngày sau đó, Bân nhiều lần gọi điện cho Hòa, yêu cầu nhanh chóng ra tay.
Hai phương án
Đầu tháng 6/2005, Hòa và Tùng bàn nhau rồi trình Bân 2 phương án: giả làm cướp xông vào giết Hồng tại ngôi nhà cũ trong trường ĐH Nông nghiệp, nơi bà ta vẫn thường qua lại; hoặc lợi dụng việc Hồng đang tìm mua xe hơi để dụ đi nơi khác rồi giết. Bân tán thành, cho làm một bộ chìa khóa ngôi nhà kia để qua Hòa chuyển cho Tùng.
Đầu tháng 6, Tùng dẫn thêm Từ Tiểu Đồng, một người bạn vô nghề nghiệp lái xe từ Nam Dương lên Trịnh Châu chờ thời cơ gây án. Để đảm bảo an toàn, ngày 3/6, Tùng mua 3 sim rác điện thoại để mình, Hoà và Bân sử dụng liên lạc trong thời gian gây án.
Sáng 6/6, Tùng và Đồng bám theo Hồng đến ngôi nhà trong khu ĐH Nông nghiệp để đợi thời cơ vào nhà ra tay. Nhưng do người bảo mẫu không lúc nào rời khỏi Hồng nên không ra tay được bởi Bân yêu cầu ngoài Hồng ra không được giết thêm ai khác. Sau khi ra tay tại nhà cũ không thành, họ quyết định chuyển sang “phương án hai”.
Đầu năm đó, Hồng đã thi đỗ bằng lái nên yêu cầu Bân mua cho mình một chiếc xe. Bị Bân từ chối, Hồng đã chửi Bân là kẻ vô tình vô nghĩa. Sau đó, Hồng đe dọa Bân rằng bà ta đã ghi chép tất cả những khoản tiền nhận hối lộ của Bân, chỉ đợi ngày đem nộp lên trên. Bân hoảng sợ, liền gọi điện giục Hòa giúp trừ bỏ “sao chổi”.
Nhưng khi Hòa chuẩn bị ra tay thì Bân lại do dự. Ông ta không nhẫn tâm thấy con trai mình mất mẹ nên quyết định đánh ván bài cuối, yêu cầu Hồng đưa bản kê các khoản nhận hối lộ, nhưng Hồng kiên quyết: “Đừng hòng! Trừ phi ông giết chết tôi. Tôi có chết cũng kéo ông ngã ngựa”. Nghe xong, Bân thêm quyết chí trừ khử Hồng.
Ngày 7/6/2005, Hòa gọi điện cho Hồng nói: “Có người ngỏ lời muốn mua biếu chị chiếc xe trị giá 150 ngàn tệ. Việc này em đã nói với anh, anh đã đồng ý”. Rồi hẹn Hồng hôm sau đi xem xe, được thì lấy. Hồng từ khi có bằng lái, ngày đêm mơ ước có chiếc xe hơi để tự mình cầm lái, nghe thấy thế thì rất mừng, lập tức đồng ý nhận lời.
Tuy nhiên hôm đó không hiểu thế nào, Hòa lại quên phắt, sử dụng số điện thoại vẫn thường dùng trong công tác để gọi cho Hồng, mà không dùng chiếc máy lắp sim rác. Thường Ngọc Hòa không thể ngờ sau này do sự bất cẩn này, y đã giúp công an nhanh chóng phá án.
Hồ nước nơi thi thể Trần Tuấn Hồng bị vứt |
Xuống tay
Sáng 8/6/2005, Hòa rút trong tài khoản mình ra 150 ngàn tệ giao cho Tùng. Khoản tiền này dùng để lấy lòng tin của Hồng, xóa bỏ sự cảnh giác của bà ta, và cũng là tiền trả công cho Đồng và Tùng. Khoảng 10h sáng, Tùng sử dụng sim rác liên hệ với Hồng lừa Hồng ra khỏi Phòng tư liệu ĐH Nông nghiệp. 3 người lên chiếc xe New Passat 7 chỗ Tùng cầm lái do Hòa chuẩn bị sẵn để đi xem xe.
Túi tiền đựng 150 ngàn để trên xe không kéo kín khóa, cố ý để Hồng nhìn thấy, tin chuyện đưa bà ta đi mua xe là thật. Khi xe qua nhiều ngã rẽ, chạy ra ngoại ô thì Hồng sinh nghi, hỏi Đồng và Tùng định đưa bà ta đi đâu xem xe. Thấy có nguy cơ bại lộ, Đồng ngồi hàng ghế sau liền vươn tay bóp cổ khiến Hồng ngất xỉu.
Sau đó Đồng lại dùng báng khẩu súng ngắn K64 đập nhiều lần vào đầu khiến Hồng chết ngay. Sau đó xe chạy lên quốc lộ 107. Tùng lái xe đến một bãi chứa xe hỏng. Tùng và Đồng khiêng xác Hồng xuống rồi nhét vào cốp xe.
Tùng quay ra nhảy xe bus công cộng về Tân Hương, Đồng một mình lái xe chở xác Hồng về huyện Đường Hà. Tối hôm đó Đồng dùng dao chặt xác Hồng thành các mảnh, cho vào bao tải cùng với đá rồi đem vứt xuống hồ Hổ Sơn ở Nam Dương.
Sau khi Hồng bị giết, để tạo cớ cho Bân báo án, 2 giờ chiều hôm đó, theo kế hoạch đã được Hòa đồng ý, Tùng dùng sim rác nhắn vào số máy Bân vẫn dùng tin “Vợ ông đang ở chỗ tôi, muốn bà ta sống, hãy chuẩn bị 500 ngàn tệ!” nhằm gây ra vụ bắt cóc tống tiền giả. Sau khi nhận được tin nhắn, Bân biết Hồng đã bị giết, liền đến cơ quan công an trình báo.
Vợ Phó tỉnh trưởng bị bắt cóc tống tiền đâu phải chuyện chơi! Cả hệ thống công an vào cuộc, Giám đốc CA tỉnh chỉ thị: “Phải tìm ra ngay!”. Vụ việc cũng kinh động tới Bắc Kinh, người lãnh đạo Ủy ban Chính pháp chỉ thị: “Phải hẹn thời gian phá án, làm rõ trước cộng đồng”. Công an Trịnh Châu lập tức thành lập Tổ chuyên án, tập trung toàn lực phá án và đặt tên là “Chuyên án 8/6”.
Trong quá trình điều tra, CA điều tra các cuộc gọi vào máy của Trần Tuấn Hồng thì thấy ngoài các số sim rác, hôm trước ngày Hồng mất tích có cuộc gọi đến của Phó thị trưởng Tân Hương Thường Ngọc Hòa. Lập tức Hòa bị công an khống chế. Qua đấu tranh, xét hỏi Hòa buộc phải khai nhận việc mình đồng lõa với Tùng và Đồng giết hại bà Hồng; sau đó khai ra kẻ chủ mưu phía sau chính là Phó tỉnh trưởng Lã Đức Bân. Vụ án được phá rất nhanh.
Ngày 9/6, Trương Tuyết Tùng bị sa lưới, sau đó đến lượt sát thủ Từ Tiểu Đồng; ngày 11/6, CA triệu tập Lã Đức Bân đang họp ở Bắc Kinh về…vụ án kết thúc.
Ngày 15/6, Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt giam Lã Đức Bân với cáo buộc cố ý giết vợ. Vụ việc không những là tin tức gây chấn động Hà Nam mà còn lập kỷ lục: quan chức cấp cao nhất phạm tội cố ý giết người kể từ năm 1949. Ngày 8/7, Hội nghị lần thứ 10 Ủy ban thường vụ Chính Hiệp khóa 10 ra quyết định bãi bỏ chức Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc của Lã Đức Bân.
Lã Đức Bân khi còn tại chức |
Đổ lỗi cho nhau, cùng dựa cột
Ngày 8/7, Viện kiểm sát thành phố Trịnh Châu chính thức khởi tố vụ án Lã Đức Bân, Thường Ngọc Hòa, Trương Tuyết Tùng, Từ Tiểu Đồng giết người, Thường Ngọc Hóa tham ô. Ngày 22/7, Tòa án Trịnh Châu mở phiên tòa xét xử. Trước tòa, Bân tìm cách trốn tội giết người, nói mình chỉ định nhờ người đánh què Hồng chứ không có ý định giết chết; rằng Hòa và những người kia đã hiểu sai ý định. Trước tòa, Bân cũng diễn màn khổ nhục kế, khóc mếu kể lể chuyện bị vợ đánh đập, bắt quỳ, thậm chí tụt quần trước tòa để chỉ cho mọi người xem vết sẹo ở chỗ bộ phận sinh dục.
Thường Ngọc Hòa thì nói, là cấp dưới, chỉ biết nỗ lực hoàn thành việc sếp giao, nhưng mình không phải chủ mưu, không đi giết người, xin tòa nhẹ tay. Trương Tuyết Tùng thì nói từ nhỏ đến lớn y rất sợ quan chức, Phó thị trưởng Hòa bảo đi giết người thì đi giết.
Từ Tiểu Đồng thì nói: trước khi đến Trịnh Châu, hắn chẳng biết mình sẽ giết ai, chỉ do thường ngày Tùng đối tốt với mình nên Tùng bảo giết ai thì mình giết người đó… Lã Đức Bân còn kể lể những thành tích, cống hiến xuất sắc của mình trong nghiên cứu khoa học, cho đất nước… để mong tòa xử nhẹ.
Sau 10 tiếng xét xử, phiên tòa kết luận cả 4 bị cáo đều phạm tội cố ý giết người, nhưng chưa tuyên án. Trong thời gian chờ tuyên án lại xảy ra tin tức động trời: Trương Tuyết Tùng trong nhà giam đột ngột chủ động tố cáo ân nhân Thường Ngọc Hòa đã giao cho mình và bị cáo Đồng việc gây ra vụ nổ để định giết hại đồng liêu là Phó thị trưởng thường trực Phạm X. Sau khi điều tra, xác minh đầy đủ chứng cứ về vụ việc, Viện kiểm sát Trịnh Châu đã bổ sung thêm tội danh của Hòa.
Ngày 30/9/2005, Tòa án Trịnh Châu tuyên án tử hình cả 4 bị cáo, Bân làm đơn kháng án, nhưng 18 ngày sau bị bác bỏ, ông ta bị hành quyết cùng 3 bị cáo còn lại.../.