Quy mô dự án bình quân của Malaysia là 19,6 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,8 triệu USD/dự án.
Theo đó, các dự án đầu tư của Malaysia tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với 7 dự án và 3,5 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng thứ hai là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 241 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,83 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực lĩnh vực sản xuất điện với 6 dự án và hơn 2,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 20,5%. Còn lại là những ngành khác.
Một số dự án tiêu biểu của Malaysia tại Việt Nam là: Dự án Công ty TNHH Một thành viên đô thị đại học quốc tế Berjaya Việt Nam, có tổng vốn đầu tư đăng ký 3,5 tỷ USD tại TP Hồ Chí Minh; Dự án Nhà máy Nhiệt điện duyên hải 2, có tổng vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ USD tại tỉnh Trà Vinh; Dự án xây dựng công viên Yên Sở, tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD tại Hà Nội.
Riêng 9 tháng đầu năm, Malaysia có 14 dự án mới, 7 lượt dự án tăng vốn và 49 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 115,89 triệu USD, chiếm 0,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu năm.
Lũy kế đến tháng 9/2021, có 33/63 tỉnh thành phố của Việt Nam thu hút được dự án đầu tư từ Malaysia, trong đó, TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của với 4,74 tỷ USD, chiếm 36,5% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng thứ hai là Trà Vinh chỉ với 2 dự án, tổng vốn đầu tư gần 2,6 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Hà Nội với 109 dự án, tổng vốn đầu tư 2,12 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư.