Mỗi năm có 40.000 người chết do sử dụng thuốc lá

  Thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do sử dụng thuốc lá rất cao (40.000 người chết/năm), cao hơn cả số người tử vong vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (38.000 người) và gấp ba lần tử vong do tai nạn giao thông (13.000 người). Ngoài ra, số người mắc các bệnh do khói thuốc lá đã góp phần tăng cao số ca bệnh không lây nhiễm chiếm đến 63%...

Sau 2 năm thực hiện các quy định về việc xử phạt vi phạm hút thuốc lá nơi bị cấm, thực trạng hút thuốc lá không hề giảm, nhưng việc xử phạt giống như trò đùa và những người không hút thuốc vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những làn khói độc hại từ nơi người hút.

Luật chưa “đủ đô”

Luật phòng chống tác hại của thuốc lá dự kiến sẽ được trình quốc hội tại kỳ họp này đang được nhiều người kỳ vọng. Dự thảo này có một số điểm mới như sẽ  in cảnh báo bằng hình lên 50% diện tích mặt trước và mặt sau vỏ bao thuốc lá, hay tăng thuế thuốc lá lên 65% theo giá bán lẻ, so với hiện nay là 42%.

Ngoài ra, tại điều 7, khoản 6 và 7, nghiêm cấm sử dụng hoặc bán thuốc lá khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thuê hoặc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; nghiêm cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

Tuy nhiên, điều 24, chương III, quy định cấm sản xuất các gói thuốc dưới 20 điếu. Nhưng để thực thi điều này cũng phải chờ đến năm 2018, nếu luật được thông qua vào năm 2013.

Ảnh minh họa.

Dự thảo cũng đề xuất trích 400 đồng/bao thuốc lá bằng 2% thuế tiêu thụ đặc biệt để thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá. Dựa trên con số (400đ/bao x 4 tỷ)  bao thuốc lá bán ra mỗi năm, các nhà soạn luật cho rằng số phí thu được sẽ là một nguồn tài chính lớn cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.

Thực tế qua 2 năm thực hiện xử phạt người hút thuốc chỉ có 10 người hút thuốc nơi công cộng bị xử phạt, con số này cho thấy khả năng thi hành các biện pháp phòng chống thuốc lá còn rất yếu kém, vì người hút thuốc nơi công công đầy dẫy khắp nơi, bất chấp những quy định cấm.

TS Lương Ngọc Khuê, Chánh văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, cũng nhìn nhận, giá bán thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất thế giới, chính điều này đã tạo điều kiện cho thanh thiếu niên và người nghèo dễ dàng mua được thuốc lá để hút.

Việt Nam là quốc gia có quy định xử phạt thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Từ đó, qua 10 năm thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá, nhưng tỉ lệ người hút thuốc không giảm mà còn có xu hướng tăng ở nhóm thanh thiếu niên và phụ nữ.

Hàng năm có 40.000 người chết do sử dụng thuốc lá

Sau 2 năm thực hiện các quy định về việc xử phạt với những vi phạm hút thuốc lá nơi bị cấm, thực trạng hút thuốc lá không hề giảm, nhưng việc xử phạt giống như trò đùa và những người không hút thuốc vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những làn khói độc hại từ nơi người hút.

Luật chưa “đủ đô”

Luật phòng chống tác hại của thuốc lá dự kiến sẽ được trình quốc hội tại kỳ họp này đang được nhiều người kỳ vọng. Dự thảo này có một số điểm mới như sẽ  in cảnh báo bằng hình lên 50% diện tích mặt trước và mặt sau vỏ bao thuốc lá, hay tăng thuế thuốc lá lên 65% theo giá bán lẻ, so với hiện nay là 42%.

Ngoài ra, tại điều 7, khoản 6 và 7, nghiêm cấm sử dụng hoặc bán thuốc lá khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thuê hoặc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; nghiêm cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

Tuy nhiên, điều 24, chương III, quy định cấm sản xuất các gói thuốc dưới 20 điếu. Nhưng để thực thi điều này cũng phải chờ đến năm 2018, nếu luật được thông qua vào năm 2013.

Dự thảo cũng đề xuất trích 400 đồng/bao thuốc lá bằng 2% thuế tiêu thụ đặc biệt để thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá. Dựa trên con số (400đ/bao x 4 tỷ)  bao thuốc lá bán ra mỗi năm, các nhà soạn luật cho rằng số phí thu được sẽ là một nguồn tài chính lớn cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.

Thực tế qua 2 năm thực hiện xử phạt người hút thuốc chỉ có 10 người hút thuốc nơi công cộng bị xử phạt, con số này cho thấy khả năng thi hành các biện pháp phòng chống thuốc lá còn rất yếu kém, vì người hút thuốc nơi công công đầy dẫy khắp nơi, bất chấp những quy định cấm.

TS Lương Ngọc Khuê, Chánh văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, cũng nhìn nhận, giá bán thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất thế giới, chính điều này đã tạo điều kiện cho thanh thiếu niên và người nghèo dễ dàng mua được thuốc lá để hút.

Việt Nam là quốc gia có quy định xử phạt thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Từ đó, qua 10 năm thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá, nhưng tỉ lệ người hút thuốc không giảm mà còn có xu hướng tăng ở nhóm thanh thiếu niên và phụ nữ.

Tử vong, chi phí vì thuốc lá đều cao

Thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do sử dụng thuốc lá rất cao (40.000 người chết/năm), cao hơn cả số người tử vong vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (38.000 người) và gấp ba lần tử vong do tai nạn giao thông (13.000 người). Ngoài ra, số người mắc các bệnh do khói thuốc lá đã góp phần tăng cao số ca bệnh không lây nhiễm chiếm đến 63%.

Theo WHO, thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người. Hiện có 1,2 tỷ người hút thuốc lá, trong đó 80% người hút thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình và thuốc lá còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm cho khoảng 600 triệu người trên thế giới.

ThS. Nguyễn Tuấn Luận, Đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam cho biết, trong năm 2010, người dân Việt Nam đã chi hơn 22.000 tỷ đồng tức (tương đương 1 tỷ USD) vào việc mua thuốc lá hút.

Ngoc Hưng

Thống kê của Bộ Y tế, cho thấy, số người tử vong do sử dụng thuốc lá rất cao (40.000 người chết/năm), cao hơn cả số người tử vong vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (38.000 người) và gấp ba lần tử vong do tai nạn giao thông (13.000 người). Ngoài ra, số người mắc các bệnh do khói thuốc lá đã góp phần tăng cao số ca bệnh không lây nhiễm chiếm đến 63%.

Theo WHO, thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người. Hiện có 1,2 tỷ người hút thuốc lá, trong đó 80% người hút thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình và thuốc lá còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm cho khoảng 600 triệu người trên thế giới.

ThS. Nguyễn Tuấn Luận, Đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam cho biết, trong năm 2010, người dân Việt Nam đã chi hơn 22.000 tỷ đồng tức (tương đương 1 tỷ USD) vào việc mua thuốc lá hút.

Ngoc Hưng

Đọc thêm