Mỗi sở Tư pháp tối thiểu 2 biên chế công tác bồi thường nhà nước?

 Bộ Tư pháp đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồi thường nhà nước. Trong đó đáng lưu ý là quy định mỗi Sở Tư pháp phải có tối thiểu là 2 chuyên viên pháp lý làm công tác bồi thường nhà nước.

Bộ Tư pháp đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồi thường nhà nước. Trong đó đáng lưu ý là quy định mỗi Sở Tư pháp phải có tối thiểu là 2 chuyên viên pháp lý làm công tác bồi thường nhà nước.
Cán bộ tư pháp trợ giúp pháp lý cho người dân.
Cán bộ tư pháp trợ giúp pháp lý cho người dân.

Biên chế chung: đang phải ”giật gấu vá vai”

Khoảng 5 năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ tư pháp cả cấp tỉnh và huyện đã có nhiều chuyển biến đáng kể cả về số và chất lượng. Tại thời điểm 2010, theo thống kê của Bộ Tư pháp, tổng số cán bộ của các sở Tư pháp là trên 3.500 người, tăng 17% so với năm 2005. Cơ cấu các phòng chuyên môn của sở Tư pháp theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT/BTP-BNV cũng đã được tăng thêm ít nhất là hai đơn vị.

Tuy nhiên, số lượng cán bộ nói trên so với yêu cầu hiện tại vẫn còn rất thiếu. Nhiều sở Tư pháp, phòng chuyên môn chỉ có 2-3 người trong khi phải “gánh” cả núi công việc, địa bàn rộng. Nhiều nơi, thành lập phòng chuyên môn hoặc có thanh tra tư pháp nhưng lại có… vẻn vẹn một người. Tình trạng xen ghép chức năng nhiệm vụ vẫn còn ở nhiều Sở Tư pháp.

Hiện nay, để tách bạch rõ nhất về chức năng nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy có thể kể đến Sở Tư pháp Hà Nội với 10 đầu mối. Nhưng, những trường hợp như của Hà Nội là cực kỳ hy hữu. Bộ Tư pháp từng thừa nhận: “Một số sở Tư pháp chưa bảo đảm đủ cơ cấu tổ chức để quản lý hiệu quả các lĩnh vực công tác của ngành, còn giữ mô hình phòng ghép đối với những chức năng lớn của ngành điển hình là về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp”. Bộ Tư pháp cũng chỉ ra nguyên nhân: “Các cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương còn chưa quan tâm đầy đủ đối với công tác tư pháp”.

2 cán bộ cho công tác bồi thường là có thể?

Dự thảo thông tư liên tịch nêu trên đề xuất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm đủ biên chế để thực hiện nhiệm vụ quy định với số lượng tối thiểu là 02 chuyên viên pháp lý.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh chung, ngành Tư pháp đang rất thiếu cán bộ thì con số nói trên không phải dễ để thực hiện. Minh chứng là khi Nghị định 93/CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp ra đời, tại nhiều địa phương vẫn chưa thành lập được phòng theo dõi thi hành pháp luật, cán bộ theo dõi mảng này cũng còn rất hạn chế về số lượng. Thêm nhiệm vụ rất mới về công tác bồi thường, tình trạng sẽ không “sáng sủa” hơn vì quỹ biên chế của UBND hàng năm rất eo hẹp.

Nhìn thực tế hiện nay cũng cho thấy, sau khi Cục Bồi thường nhà nước (thuộc Bộ Tư pháp) được thành lập, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường ở địa phương nhiều nơi vẫn chưa hình thành. Điều này rất khó khăn cho việc triển khai công tác bồi thường nhà nước ở cơ sở.

Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác lại nhận định, về lâu dài quy định 2 chuyên viên/Sở Tư pháp là cần thiết và hợp lý, nhất là trong bối cảnh Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn thi hành ngày một hoàn thiện, các yêu cầu về bồi thường đang ngày một tăng cao. Việc triển khai công tác bồi thường nhà nước muốn thông suốt từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo một cách tốt nhất cho quyền lợi của người dân, nhất là khi họ đã phải chịu những thiệt thòi trong quá khứ thì nhất định phải có đủ bộ máy cũng như cơ sở vật chất.

Hương Bằng

Đọc thêm