Luật sư Trần Thu Nam nhấn mạnh: “Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đã được ghi đầy đủ trong Hiến pháp. Điều 16,1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Trong Điều 23, ghi rất rõ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Về phát ngôn của bà Xuân, Luật sư Nam bày tỏ:“Người nhập cư là một trong những nhân tố để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Đảng và Nhà nước đang có chính xách xoá bỏ rào cản về hộ tịch.
Quyền tự do đi lại, tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của con người đã được Hiến định, không thể tước bỏ tuỳ tiện.
Vấn đề rác thải, ai cũng phải xả rác khi sinh hoạt. Nếu xả rác không đúng quy định đã có chế tài xử phạt vi phạm hành chính và các quy phạm đạo đức điều chỉnh những hành vi không chuẩn mực này. Không có quy định cứ xả rác là bị trục xuất khỏi thành phố. Như vậy là xâm phạm quyền con người và vi Hiến.
Nói về câu hát: "Anh ơi đô thành ở đây ta sống không quen..." là vay mượn trfình diễn kệch cỡm, Bài hát, lời thơ nói về tình yêu, tình cảm trai gái chứ ko nói về việc xả rác. trích dẫn lời thơ này có ý miệt thị người tỉnh lẻ, nông thôn đến thành phố. Đây là hành vi không thể chấp nhận đươc về văn hoá, ứng xử”.
Ông Nam cũng bày tỏ là chất lượng của nhiều Đại biểu của HĐND vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. “Trong các vụ việc gần đây như Thủ Thiêm và các quy hoạch đô thị chúng ta thấy rõ đại biểu QH nói chung và Đại biểu HĐND nói riêng chưa thể hiện được vai trò của mình, để xảy ra nhiều sai phạm”. Luật sư Nam bày tỏ.
Trước đó, trong phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 15 HĐND TPHCM khóa IX, Theo Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM), TPHCM cần nghiên cứu, xây dựng các chuẩn mực văn hóa lối sống. Đại biểu này giải thích: TPHCM đang là nơi “đất lành chim đậu”, thu hút rất nhiều luồng dân cư từ nơi khác đến học tập, sinh sống và làm việc.
Việc thu hút người nhập cư đến TPHCM góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng gây rất nhiều áp lực (về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tội phạm từ các tỉnh ẩn náu và thực hiện hành vi phạm tội…)
“Như chương trình vận động toàn dân không xả rác. TPHCM cần khảo sát xem đối tượng, khu vực nào xả rác nhiều nhất. Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người nhập cư không tuân thủ các quy định của thành phố. Có biện pháp nào mạnh mẽ hơn không? TPHCM có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì “Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen”, đại biểu Xuân ví von.
Cũng tại kỳ họp này, đại biểu Xuân đã đưa ra ý kiến dùng lu để chống ngập cho thành phố, tạo nên chuyện đàm tiếu mạnh mẽ trong cộng đồng vì một ý tưởng thiếu thực tiễn. /.