|
Ảnh minh họa. |
Theo đó, đối tượng mà LĐLĐ tỉnh Nam Định tập trung thực hiện tư vấn là công nhân lao động, đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) đang làm việc trong các doanh nghiệp…
Tham gia tư vấn pháp luật cho công nhân là các tư vấn viên Văn phòng Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh; chuyên viên của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Bảo hiểm Xã hội tỉnh; cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở…
Nội dung tư vấn sẽ tập trung vào pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, trọng tâm về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động.
Theo đó, các cấp công đoàn tỉnh sẽ triển khai tư vấn bằng các phương pháp như phiếu lấy nội dung cần tư vấn của công nhân lao động (công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp thực hiện, tổng hợp câu hỏi gửi về Văn phòng Tư vấn pháp luật trước 3-5 ngày tổ chức tư vấn lưu động); phát tờ rơi “Những điều cần biết về Bộ luật Lao động 2019” và tiếp nhận các tờ ghi câu hỏi tại xưởng sản xuất của người lao động (công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp thực hiện).
Trao đổi, tư vấn, giải đáp trực tiếp cho người lao động tại doanh nghiệp với thời lượng mỗi buổi tư vấn pháp luật khoảng 60 phút, trong hoặc ngoài giờ làm việc của người lao động…
Theo ông Vũ Văn Nghĩa - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định, việc công đoàn tỉnh tổ chức tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm nâng cao nhận thức của họ về pháp luật lao động, công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN; từ đó giúp người lao động có khả năng tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi tham gia quan hệ lao động; góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.