Ngành du lịch Hậu Giang trên đà phát huy những thế mạnh tiềm năng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cùng với đà phục hồi chung của du lịch Việt Nam, du lịch Hậu Giang đang từng bước khởi sắc hơn trong những năm trở lại đây. Kỳ vọng rằng với những chủ trương của Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và các sở, ngành sẽ mở ra nhiều hướng mới để phát triển ngành “Công nghiệp không khói” tại Hậu Giang cũng như thể hiện dấu ấn khu vực ĐBSCL và trên cả nước trong tương lai.

Có thể nói, đến nay Hậu Giang đã từng bước đạt kết quả đáng ghi nhận.Tổng lượng khách tham quan du lịch đến tỉnh năm 2022 ước đạt 390.000 lượt (tăng 166% so với năm 2021, đạt 111% kế hoạch năm 2022). Thời gian qua, ngành du lịch Hậu Giang đã từng bước thực hiện các nội dung đề xuất đối với quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo yêu cầu của Tổng cục Du lịch.

Khai thác nhiều tiềm năng thế mạnh

Hậu Giang với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, là tỉnh giàu sản vật như: khóm Cầu đúc, bưởi năm roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị, các món ăn được chế biến từ cá thác lác… Nơi có nhiều làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay.

Bên cạnh đó, Hậu Giang còn nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng thể hiện rõ nét qua các di tích lịch sử cấp quốc gia. Không chỉ thế, Hậu Giang còn có cảnh đẹp bờ kè Xà No, Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, rừng tràm Vị Thủy và nhiều lễ hội mang dấu ấn riêng…

Hậu Giang với hệ thống sông ngòi chằng chịt rất tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn - Ảnh Phi Thuyền.Hậu Giang với hệ thống sông ngòi chằng chịt rất tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn - Ảnh Phi Thuyền.

Với hệ thống sông ngòi cùng cảnh quan thiên nhiên nổi bật. Đây là hai yếu tố đặc biệt, để phát triển du lịch kết hợp cảnh quan sinh thái gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; cảnh quan sinh thái nông nghiệp với những vườn cây trái, những cánh đồng ruộng rộng lớn tạo nên không gian xanh, thuận lợi hình thành sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch miệt vườn. Đến nay, đã hình thành nhiều điểm du lịch để du khách trải nghiệm tại vùng sông nước miệt vườn; tham quan vườn cây ăn trái trĩu quả (Vườn dâu Thiên Ân, vườn chôm chôm chín Hùng,...); cách chăm sóc và lấy sữa dê (trang trại sữa dê Ngọc Đào). Mỗi điểm đến là một sự trải nghiệm độc đáo và mới mẻ sẽ để lại trong lòng cho mỗi du khách khi đặt chân đến với vùng đất này.

Hậu Giang Cần Thơ liên kết khai thác tiềm năng tuyến sông Cần Thơ và kênh xáng Xà No hình thành tour nhằm phát huy thế mạnh du lịch của nhau - Ảnh Phi Thuyền.
Hậu Giang Cần Thơ liên kết khai thác tiềm năng tuyến sông Cần Thơ và kênh xáng Xà No hình thành tour nhằm phát huy thế mạnh du lịch của nhau - Ảnh Phi Thuyền.

Đặc biệt, khi đến với Hậu Giang du khách còn được dã ngoại với bạn bè, người thân trong không gian thoáng mát, yên tĩnh và bình dị như chính tại vùng quê của mình (Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân, Vườn tre - Bamboo Garden, homestay Mương Đình),.. Song, Hậu Giang còn là mảnh đất với nhiều ẩm thực từ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh… Đây cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu du lịch để góp phần giữ chân du khách mỗi khi ghé thăm Hậu Giang.

Triển khai kế hoạch phải trọng tâm, trọng điểm

Để phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như tháo gỡ những khó khăn của du lịch Hậu Giang, thì cần có các đánh giá, nhận định và giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cho phát triển du lịch nói chung và đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Đến với Hậu Giang du khách còn được dã ngoại với bạn bè, người thân tại không gian thoáng mát, yên tĩnh và bình dị tại vùng quê đậm nghĩa tình - Ảnh Phi Thuyền.

Đến với Hậu Giang du khách còn được dã ngoại với bạn bè, người thân tại không gian thoáng mát, yên tĩnh và bình dị tại vùng quê đậm nghĩa tình - Ảnh Phi Thuyền.

Trao đổi với PLVN, bà Nguyễn Thị Lý Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hậu Giang cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh, Hậu Giang sẽ tiếp tục khai thác loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp và văn hóa. Với những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới sẽ cụ thể hơn: Xây dựng 02 sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh là khai thác tuyến kênh xáng Xà No gắn với vùng khóm Cầu Đúc, Khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ và Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng gắn với các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và chợ nổi Ngã Bảy; cải tạo, nâng cấp các sản phẩm hiện có, có thể cạnh tranh với các địa phương khác ở miền Tây như: Công viên giải trí Kitty & Minied, được biết đây điểm mới lạ, hấp dẫn khách du lịch là một trong trải nghiệm khu vui chơi hiện đại nhất, nhì vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bảo Gia Farm Camping, Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân, Vườn tre...

Ngoài ra, việc sửa chữa, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và phát triển du lịch tại các khu di tích đã được công nhận. Đồng thời, có kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử, nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer, ... để đưa vào các tour du lịch phục vụ du khách đây cũng là điểm nhấn mới lại để giữ chân du khách mỗi khi đến với Hậu Giang. Việc đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình OCOP; phát triển các sản phẩm OCOP thành sản phẩm phục vụ khách tham quan du lịch là điều cần thiết phải triển khai ngay – bà Lý nhấn mạnh.

Hậu Giang còn là mảnh đất với nhiều ẩm thực góp phần phát triển du lịch trong việc giữ chân du khách - Ảnh Phi Thuyền.

Hậu Giang còn là mảnh đất với nhiều ẩm thực góp phần phát triển du lịch trong việc giữ chân du khách - Ảnh Phi Thuyền.

Bên cạnh đó, để phát huy hết tiềm năng du lịch Hậu Giang, ngành du lịch đã cho triển khai thực hiện quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, phù hợp với tình hình thực tế, tham gia các sự kiện du lịch tiêu biểu cấp vùng. Cụ thể, mới đây Hậu Giang và TP Cần Thơ đã thực hiện liên kết tuyến sông Cần Thơ và kênh xáng Xà No hình thành tour, tuyến du lịch sông nước như: Bến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Làng du lịch Mỹ Khánh (hoặc các điểm tham quan vườn trái cây Vàm Xáng, khu du lịch Ông Đề) - Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam - Homestay Mương Đình - Trại sữa dê Ngọc Đào - Khóm Cầu Đúc Vị Thanh - (và các điểm du lịch trên tuyến này). Qua đó, để góp phần quảng bá những tiềm năng cũng như thế mạnh của tỉnh, đồng thời cũng rút ra bài học kinh nghiệm và có hướng đề xuất hợp lý để phát triển du lịch trong thời gian tới.

Đọc thêm