Người dân “khát”, công trình nước sạch “đắp chiếu” (Kỳ 2)

Các công trình nước sạch được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 134 của Chính phủ, do Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Mỗi công trình được xây dựng từ 800 – 1 tỷ đồng đã thỏa lòng mong đợi của người dân. Nhưng do buông lỏng quản nên nhiều công trình xuống cấp, không phát huy hiệu quả.

Các công trình nước sạch được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 134 của Chính phủ, do Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Mỗi công trình được xây dựng từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đã thỏa lòng mong đợi của người dân. Nhưng do buông lỏng quản nên nhiều công trình xuống cấp, không phát huy hiệu quả.

Lúng túng trong quản lý

Mới đây, đoàn kiểm toán tỉnh kiểm tra thực tế cho thấy bên cạnh lý do khách quan (nước đầu nguồn), hầu hết các công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng, xuống cấp và ngừng hoạt động là do công tác quản lý và vận hành yếu kém.

dggd
Ảnh minh họa

Theo ông Xa Hồng Diên, Trưởng Ban Dân tộc, kiêm Phó Ban chỉ đạo thực hiện quyết định 134 tỉnh Hòa Bình, với công trình nước tự chảy, hiện nay các công trình sau đầu tư đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số công trình không còn sử dụng được do nguồn nước đầu nguồn khô cạn, bãi dâng nước đầu nguồn bị bùn đất lấp đầy và đường ống dẫn nước chính bị mất. 

Ở đâu người dân có ý thức, chính quyền quan tâm thì hiệu quả của các công trình nước sạch được đầu tư ở đó sẽ phát huy hiệu quả, góp phần đảm bảo tính bền vững cho các công trình. (Ông Nghiêm Xuân Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình)   Thu Hồng

Một số công trình đang sử dụng nhưng hiệu quả thấp do một số hộ từ đầu nguồn đã tự trích đấu nối đường ống chính dẫn nước về nhà riêng và sử dụng vào việc khác, dẫn đến một số bể cuối nguồn phục vụ cho các hộ vào mùa khô không có nước sử dụng.

Còn công trình sử dụng máy bơm điện, thì do xã và thôn bản chưa xây dựng được nội quy, quy chế quản lý và sử dụng nên không khai thác được các công trình này phục vụ nhân dân. Các công trình được đầu tư đến nay, nhìn chung chưa được các địa phương chủ động để duy tu bảo dưỡng sau đầu tư.

Ngoài ra, khi xây dựng các công trình này, Nhà nước chỉ bố trí nguồn kinh phí đầu tư mà không có kinh phí sửa chữa, kinh phí phụ cấp cho người quản lý, vận hành, trong khi đó việc thu tiền sử dụng nước của nhân dân để trả tiền điện, mua các thiết bị thay thế khi hư hỏng hay trả phụ cấp cho những người quản lý, vận hành công trình… cũng rất khó khăn, nên khi các công trình xảy ra hư hỏng thì không ai quan tâm sửa chữa, không có tiền mua các thiết bị thay thế.

Thực tế cho thấy, có không ít công trình sau khi hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, không xác định được đâu là chủ sở hữu, đâu là đơn vị khai thác bảo vệ công trình. Đặc biệt, chưa có văn bản pháp lý về phân cấp quản lý các công trình cho các địa phương, vì vậy một số công trình sau khi đưa vào sử dụng, UBND xã lại bàn giao lại cho thôn, bản hoặc các HTX điện nước… quản lý.

Các đơn vị này lại chưa xây dựng được mô hình khai thác phù hợp, không được tập huấn về chuyên môn, lại không có dụng cụ thay thế, sửa chữa nên công trình ngày một xuống cấp theo trạng thái “rơi tự do”!

Chấn chỉnh… trên giấy tờ

Từ kết quả kiểm tra, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Dân tộc kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng các công trình, báo cáo UBND huyện, thành phố và Ban Dân tộc tỉnh. Trên cơ sở đó đưa ra con số chính thức về tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đúng với thực tế để điều chỉnh chính sách đầu tư phù hợp.

UBND huyện, thành phố tổ chức hội nghị với lãnh đạo xã, thôn bàn biện pháp quản lý sau đầu tư và đưa ra các giải pháp cụ thể cho các xã, thôn bản, nhằm sớm đưa các công trình cấp nước sinh hoạt đi vào hoạt động trở lại.

Theo ông Diên, khi xây dựng cần khảo sát kỹ nguồn nước và đầu tư cho phù hợp với từng địa phương. Những địa phương có công trình cấp nước tập trung cần xây dựng quy chế quản lý và ký kết hợp đồng trách nhiệm đối với các hộ sử dụng nước. Ðối với những công trình đã xuống cấp vượt khả năng đóng góp của người dân, UBND huyện dành kinh phí thỏa đáng để duy tu bảo dưỡng. Các công trình mới được xây dựng hoặc khi được bàn giao nhất thiết phải hoàn thành công tác xây dựng quy chế quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ…

Tuy nhiên, dư luận cho rằng những chỉ đạo đó mới chỉ dừng lại trên giấy tờ mà chưa được triển khai thực tế.

Hiện một số huyện như Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy…, về mùa khô, nhân dân gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt, nhưng hiện nay đang gặp phải không ít khó khăn do mức hỗ trợ xây dựng các công trình nước sạch còn hạn hẹp. Vì vậy, tỉnh đang vận động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp hảo tâm cùng đóng góp để xây dựng. (Ông Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Thu Hồng

Đọc thêm