Người họa sĩ ghét… tiền!

Tiền bạc là thứ anh coi thường nhất bởi vì “nó” là cái hành hạ anh hơn 10 năm nay. Mỗi ngày thức dậy, anh phải làm tất cả mọi việc đều là vì “nó”, anh vẽ ẩu đi một chút cũng là vì “nó”, vì vậy mà Doãn Sơn rất ghét đồng tiền. Ghét nhưng rốt cục vẫn cần đến “nó”, nên anh thường rơi vào trạng thái mặc cảm…

Tiền bạc là thứ anh coi thường nhất bởi vì “nó” là cái hành hạ anh hơn 10 năm nay. Mỗi ngày thức dậy, anh phải làm tất cả mọi việc đều là vì “nó”, anh vẽ ẩu đi một chút cũng là vì “nó”, vì vậy mà Doãn Sơn rất ghét đồng tiền. Ghét nhưng rốt cục vẫn cần đến “nó”, nên anh thường rơi vào trạng thái mặc cảm…

Người thích vẽ ký ức…
Thích khoa chế tạo máy, trường ĐH Bách Khoa, nhưng chỉ vì lời thách đố thi đỗ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp của hai cậu bạn mà Doãn Sơn đã trở thành sinh viên của ngôi trường này. May mắn được thầy Lê Hữu Tiếp “truyền nghề”, ngay sau khi tốt nghiệp, tác phẩm đầu tay của Sơn mang tên “Vợ tôi” đã giành giải nhất Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô (1997). 
Hoa sĩ Doãn Sơn
Giải thưởng như một bệ phóng giúp Sơn tự tin hơn trong sự nghiệp và bắt đầu lao vào sáng tác. Những khuôn khổ nghệ thuật mang tính chất qui phạm dường như quá chật chội với con người có cá tính mạnh luôn sục sạo với những ý tưởng mới và khao khát mau chóng khẳng định bản thân như Doãn Sơn. Trong cái long đong, lận đận của cuộc đời, phải đương đầu với đủ vấn nạn thực tế, anh có cơ hội cô đúc bản ngã của mình.
“Thử thách đối với người vẽ chính là sự độc đoán. Vì mình sống trong cộng đồng nên tâm lý bị đè nặng, đôi khi có những điều mình rất muốn vẽ nhưng lại không dám vẽ. Khi công chúng không hiểu nghệ sĩ muốn nói điều gì qua những bức tranh ấy, họ thậm chí còn cho rằng người nghệ sĩ đó nên vào nhà thương điên. Vì thế, tôi nghĩ nếu như tôi giải trình hết tất cả những suy nghĩ của mình ra tranh vẽ thì có lẽ cũng nên cho mình vào nhà thương điên.” -  Doãn Sơn cười chua chát.
Có những khoảnh khắc trong đời khi bồi hồi nhớ lại, đôi mắt anh đỏ hoe, “ký ức giống như một cái gai nhỏ đâm vào lòng mỗi khi bạn nghĩ đến nó”, người họa sĩ chia sẻ. Bảy tuổi, anh hay theo mẹ ra cửa hàng bách hóa xếp hàng để mua thuốc, mua được một bao rồi lại quay lại xếp hàng để mua tiếp, sau đó đem bán cho một bà chủ quán vỉa hè Giảng Võ để lấy những đồng lãi ít ỏi.
Lớp 5, cứ đều đặn 11h đêm, hai mẹ con lại cót két đẩy xe hàng nước về, trong khi tất cả mọi người đều đã đi ngủ. Ánh đèn đường ướt sũng trong mưa ám ảnh giấc mơ anh. Vì thế, nên khi vẽ về những người lao động cũng chính là lúc họa sĩ Doãn Sơn vẽ về chính mình và nhìn thấy mình trong đó. Vẽ để trả nợ tuổi thơ, vẽ để tri ân với những con người cần lao từ lâu đã như dòng máu nóng nhiệt huyết chảy trong cơ thể của anh, lan toả trên 10 ngón tay sáng tạo.
Hình ảnh người lao động hiện lên muôn màu muôn vẻ của sự nhọc nhằn nhưng đều toát lên cái đẹp hồn nhiên, thuần chất, tiềm tàng sức sống. Mọi ngành nghề đều hiện hữu trong sắc màu của anh từ bà bán nước, chị bán hoa cho đến những trẻ nhỏ trong đêm trên bãi rác thành phố...
Và, “bán vợ, bán con” để … mưu sinh
Doãn Sơn cho rằng họa sĩ nuôi dưỡng sáng tác của mình bằng chính sự cô đơn, vì vậy nhiều lúc anh thu mình vào một cõi riêng. Nhưng anh cũng tự nhận mình rất may mắn vì có được một người vợ biết chia sẻ, lại có khiếu ăn nói nữa.
“Có lẽ vì tôi và cô ấy đã gắn bó với nhau đã hai mươi mấy năm nên cô ấy dễ dàng hiểu được ngôn ngữ của tôi. Còn đối với nhiều người, đôi khi tôi diễn đạt giống như ma trận, họ không “dịch” được”, anh lý giải.
Tình yêu là một thứ thuốc phiện, nó làm cho con người ta thăng hoa nên anh cũng bị mê hoặc bởi đề tài này. Có lần anh vẽ bức tranh vợ anh nằm ngủ và bức tranh đó bán được ngay, hay bức tranh cô gái ngồi cầm một cái lồng chim, mơ tưởng về một điều xa xăm cũng có người hỏi mua luôn. Những tranh lãng mạn, mơ mộng của anh thường bán chạy, còn những bức tranh về đề tài lao động thì đều “ế như chợ chiều”. Thế nên, vợ anh thường an ủi: “Anh cứ vẽ em thì tranh nào cũng bán được”, mà hình như thế thật. Vì vậy mà bạn bè anh hay đùa rằng: “Ông này chẳng làm được gì, chỉ ở nhà, “bán” vợ vài lần, “bán” con (ý vẽ tranh vợ con rồi đem bán) vài lần là ung dung sống” 
Bức Hoa sen 2 (người mẫu là vợ họa sĩ Doãn Sơn)
Đối với con người Doãn Sơn, tiền bạc là thứ anh coi thường nhất bởi vì “nó” là cái hành hạ anh hơn 10 năm nay. Mỗi ngày thức dậy, anh phải làm tất cả mọi việc đều là vì “nó”, anh vẽ ẩu đi một chút cũng là vì “nó”, vì vậy mà Doãn Sơn rất ghét đồng tiền. Ghét nhưng rốt cục vẫn cần đến “nó”, nên anh thường rơi vào trạng thái mặc cảm. Anh đi nhiều, xem nhiều, nói nhiều, viết nhiều về nghệ thuật và vẽ nhiều. Điều đó không có nghĩa là anh có “chất nghệ” nhiều hơn. Chàng họa sĩ 37 tuổi khiêm nhường nhận mình chỉ biết vẽ, vẽ như một nhu cầu nội tại. Nhưng chắc chắn, anh là người sống với khát vọng làm được một điều gì đó trong nghệ thuật – dù chỉ để đánh dấu sự hiện hữu.
Chép sử bằng tranh
Nền mỹ thuật Việt Nam chưa có xu hướng vẽ lại những nhân vật vĩ đại của dân tộc. Hầu như người xem không có được sự phân biệt rạch ròi giữa các vua đời Lý, Trần, Lê, tất cả đều “miệng ngang, mũi dọc, râu dài” giống nhau. Vì thế mà trong tranh của mình Doãn Sơn đã thể nghiệm lối vẽ hiện thực hóa những con người và nhân vật huyền thoại như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, hay Rùa  Thần... Cũng theo Nguyễn Doãn Sơn, với đề tài lịch sử, nếu người nghệ sĩ không đủ tầm khái quát, bức tranh rất dễ bị rơi vào dạng tranh cổ động. Bởi vậy, vẽ tranh lịch sử mang tính nghệ thuật rất công phu và người nghệ sĩ phải thăng hoa được trên cái nền lịch sử ấy mới thành công.

Thu Hồng

Đọc thêm