Những thiệt hại của nền kinh tế Việt hậu COVID-19
Là một nền kinh tế nhỏ phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu và các đối tác thương mại, đối tác đầu tư lớn nước ngoài, kinh tế Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu. Trong một báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Việt Nam sẽ có 9 ngành kinh tế chịu thiệt hại lớn, 6 ngành chịu tác động vừa phải.
Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản. Khi hàng loạt những chỉ thị đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội, hay các lệnh cách ly được thực thi để kiểm soát dịch bệnh, nông sản Việt Nam “chết cứng”.
Bên cạnh nông sản thì các lĩnh vực như hàng không, du lịch, vận tải cũng bị trì hoãn, gây ra những thiệt hại nặng nề. Tổng cục du lịch ước tính lượng khách sẽ sụt giảm 30-40%, doanh thu sụt giảm 7 tỷ USD chỉ riêng từ tháng 2/2020 - 4/2020, gây ra lỗ hổng lớn trong doanh thu toàn ngành.
Nếu các ngành lớn như xuất khẩu, du lịch, hàng không đang chịu thiệt hại nặng nề thì hàng ngàn doanh nghiệp nội địa đã dừng hoạt động và còn rất nhiều đang đứng trên bờ vực phá sản. Dịch bệnh đến kéo theo tình trạng kinh doanh đình trệ, nhiều thương hiệu đã phải dừng hoạt động, trả lại mặt bằng vì không xoay sở nổi qua cơn bão kinh tế này.
Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý I/2020 đã giảm một nửa, xuống mức 3.8% so với mức 6.9% cùng kỳ năm 2019.
Mua hàng nội địa – Cách hiệu quả nhất để vực dậy kinh tế Việt
Chúng ta đang ở trong kịch bản lạc quan nhất khi mà Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, chuyển hướng sang giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế. Phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra hai kịch bản khôi phục kinh tế bám sát quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, doanh nghiệp Việt Nam cần có một hướng đi mới trong giai đoạn này, trong đó "người Việt dùng hàng Việt" được xem là chiến lược khả thi nhất.
Chương trình trải nghiệm Bphone của MobiFone. |
Trên góc nhìn xã hội thì đây là thời điểm tất cả cần chung tay sẻ chia và vực dậy nền kinh tế nước nhà bằng cách mua hàng nội địa.Việc làm này có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với một nền kinh tế. Nó mang lại sự cải thiện cơ hội việc làm, giúp người lao động giữ được công việc của mình trong bối cảnh suy thoải kinh tế, mang lại hiệu ứng lâu dài cho tương lai.
Người Việt dùng hàng Việt, tưởng không dễ mà dễ không tưởng. Chỉ cần chú ý một chút vào việc chọn lựa sản phẩm, bạn sẽ nhận ra rằng hoá ra hàng Việt Nam không hề thua kém quốc tế về chất lượng và sự đa dạng, lại còn vô cùng cạnh tranh về giá cả. Bạn có thể chọn nho Ninh Thuận chua ngọt tự nhiên hay vì nho không hạt của Mỹ hay Úc, dâu tây Đà Lạt thay vì dâu tây Hàn Quốc, sữa Dalat Milk, Vinamilk thay vì các loại sữa ngoại nhập. Các thương hiệu thời trang của các nhà thiết kế trẻ hiện nay cũng bắt kịp xu hướng không kém cạnh gì các thương hiệu bình dân thế giới. Hay Việt Nam còn rất nhiều cảnh đẹp khuyến khích chúng ta cùng tham gia công cuộc giải cứu ngành du lịch nước nhà.
Không chỉ dừng lại ở nông sản, du lịch, thời trang… hiện nay các sản phẩm công nghệ thông tin cũng được chú trọng, đặc biệt khi quá trình chuyển đổi số đang là trọng điểm của xây dựng và phát triển kinh tế. Điện thoại Bphone của doanh nghiệp nội địa BKAV mới ra mắt 2 dòng sản phẩm mới là Bphone B86 và B86s, hợp tác cùng Nhà mạng MobiFone triển khai chiến dịch mở bán Bphone kèm ưu đãi hấp dẫn về gói cước.
Chiến dịch khuyến khích chủ trương “người Việt dùng hàng Việt” đang được phát động và sẻ chia rộng rãi. Khách hàng tham gia chương trình sẽ được mua điện thoại thông minh Bphone B86 với giá 8.990.000 đồng và Bphone B86s với giá 9.990.000 đồng (đã bao gồm VAT), được miễn phí sử dụng các gói cước trong 12 tháng, mỗi tháng có từ 1GB data tốc độ cao và 200 phút gọi thoại nội mạng miễn phí. Đặc biệt, khách hàng mua máy Bphone B86, B86s tại cửa hàng MobiFone từ 17/5/2020 đến ngày 31/7/2020 sẽ được tặng bộ quà tặng tai nghe cao cấp JBL trị giá 1.090.000 đồng. Chi tiết chương trình tại đây
MobiFone và BKAV là hai doanh nghiệp nội địa đã kịp thời nắm bắt được xu hướng, nhanh chóng chuyển mình để thích nghi với nền kinh tế số hoá. Tuy nhiên, để có thể tồn tại lâu dài, doanh nghiệp trong nước phải nắm bắt được cơ hội, đối đầu thách thức với tinh thần trách nhiệm cao, hết tâm sức cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao cho người dân.