Nhiều Bộ chưa thấy thuyết phục với đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có đường

(PLO) - Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung 6 luật thuế, dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội trong kỳ họp tháng 5/2018, và sẽ có hiệu lực từ năm 2019. Bộ Công Thương,  Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND TP.Hà Nội … thì  nhiều bên đều cho rằng lập luận của Bộ Tài chính khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt "chưa thuyết phục"

 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung 6 luật thuế, dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội trong kỳ họp tháng 5/2018, và sẽ có hiệu lực từ năm 2019. Bộ Công Thương,  Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND TP.Hà Nội … thì  nhiều bên đều cho rằng lập luận của Bộ Tài chính khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt "chưa thuyết phục"

(Hình minh họa)
(Hình minh họa)

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt "chưa thuyết phục"

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý việc sửa đổi, bổ sung 6 Luật thuế, Bộ Công Thương cho rằng, lý do Bộ tài chính đưa ra để bổ sung nước ngọt vào danh sách hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt "do mặt hàng này chứa đường, ảnh hưởng tới sức khoẻ là chưa thuyết phục". Cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính cần có giải trình rõ hơn sự cần thiết khi đưa nước ngọt vào danh mục hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như lý do cần thiết để hạn chế mặt hàng này.

 Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách Nhà nước, người tiêu dùng và các yếu tố khác như lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu nhất là nguyên liệu chè, cà phê, mía đường...

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có thể tạo ra nhiều hệ lụy:

Từ khi Bộ Tài chính đưa ra đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt nói chung vào tháng 8/2017 và sau sửa đổi lại là nước ngọt có đường, Bộ này đã nhận được nhiều phản hồi và quan ngại về các hệ lụy của đề xuất này từ các chuyên gia  cũng như từ người tiêu dùng.

Cụ thể, Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam ông Herbert Cochran cho rằng đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% và áp thuế TTĐB10%. Việc tăng thuế sẽ khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tổn hại nhiều nhất, thậm chí có thể không thể tiếp tục hoạt động; Người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng; trong khi tổng thu ngân sách từ thuế của Chính phủ có thể giảm xuống. Đáng ngại, việc áp thuế TTĐB chỉ đối với nước ngọt sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong ngành thực phẩm và nước giải khát. Bởi trên thực tế, nhiều loại thực phẩm cũng chứa đường v.v.

Bộ Tư pháp nêu quan điểm: “Nội dung đánh giá tác động của các chính sách được đề nghị trong dự thảo thay đổi Luật của Bộ Tài chính còn sơ sài và chưa đảm bảo đúng quy định của Điều 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó báo cáo đánh giá cần làm rõ chi phí lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; đặc biệt cần có số thu tăng, giảm dự kiến khi thực hiện chính sách. Đối với chính sách mới bổ sung cần bổ sung đánh giá tác động đến đối tượng chịu sử điều chỉnh của chính sách và đến nền kinh tế nói chung, ví dụ như chính sách tăng thuế GTGT, chính sách thuế TTĐB đối với nước ngọt, v.v.”.  

Bộ Công thương phân tích: “Theo tờ trình đề nghị xây dựng Luật, lý do cần bổ sung nước ngọt vào hàng hóa chịu thuế TTĐB là do mặt hàng này chứa đường và do vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Với quan điểm như trên, không chỉ nước ngọt mà nhiều sản phẩm có đường khác cũng cần phải quản lý. Tuy nhiên khi liệt kê nước ngọt tại dự thảo Luật, Bộ Tài chính đã liệt kê các sản phẩm không phù hợp với lý do Bô Tài chính đưa ra, cụ thể coi trà, cà phê (loại không đường) là nước ngọt và loại trừ nước trái cây, nước rau quả (loại có đường), sữa ra khỏi nước ngọt. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính giải thích rõ hơn sự cần thiết đưa nước ngọt vào hàng hóa tính thuế TTĐB cũng như lý do cần thiết hạn chế mặt hàng này”.

Bộ Kế hoạch Đầu tư nhấn mạnh: “Để có căn cứ thuyết phục cần nghiên cứu và đưa ra đánh giá cụ thể về tác động tới sức khỏe tới người tiêu dùng của nước ta với sản lượng, mức tiệu thụ nước ngọt bình quân/người hiện này. Đồng thời đề nghị nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách nhà nước và các yếu tố khác như lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu, nhất là nguyên liệu chè, cà phê, mía đường, v.v.”.

UBND TP.Hà Nội cũng chia sẻ quan điểm: “Ngoài mặt hàng nước ngọt còn có rất nhiều mặt hàng khác có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng không phải mặt hàng chịu thuế TTĐB như mì ăn liền, các loại thực phẩm có nhiều chất gây hại, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, v.v“Do đó, UBND TP.Hà Nội đề nghị không đưa mặt hàng “nước ngọt” vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Trường hợp bổ sung “nước ngọt” vào đối tượng chịu thuế TTĐB thì cần có thêm căn cứ thuyết phục hơn, đồng thời là rõ định nghĩa “nước ngọt” và “thể thao” tại quy định trên”.

 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI chia sẻ: “Hiện nay chưa có đánh giá cụ thể hơn về việc liệu đánh thuế ở mức 10% đối với nước ngọt sẽ làm giảm tốc độ tăng béo phì ở Việt Nam là bao nhiêu. Đây là hiệu quả quan trọng nhất để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế.”

“Hiện này thuế GTGT của đường chỉ là 5% vì nhà nước có chính sách ưu đãi thuế đối với ngành mía đường nhằm đảm bảo quyền lợi của người nông dân trồng mía đường. Thế nhưng chính sản phẩm đó khi pha vào nước đóng chai thì lại chịu thuế TTĐB. Như vậy ở đây đã thể hiện một sự thiếu nhất quán về chính sách”.

VCCI kiến nghị Bộ Tài chính chưa đánh thuế đối với nước ngọt cho đến khi có nghiên cứu đầy đủ hơn về tình trạng béo phì và hiệu quả của chính sách thuế đối với việc giảm béo phì tại Việt Nam. Nếu có kết luận đánh thuế sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc hạn chế béo phì thì nên đánh thuế đối với nước ngọt có hàm lượng đường cao, vượt quá ngưỡng quy định, như cách làm của Singapore. Phương pháp này vừa tránh đánh thuế đối với những sản phẩm có hàm lượng đường tự nhiên mà nhà sản xuất không tách ra được, vừa đúng với mục đích đánh thuế vì nếu có hàm lượng đường thấp thì không thể là nguyên nhân gây béo phì. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ hơn các khái niệm nước trái cây 100% tự nhiên, sữa, cà phê sữa, trà sữa, sữa trái cây, v.v.

Có sự phân biệt trong đề xuất của Bộ Tài chính?

Ngoài ý kiến từ các bộ yêu cầu Bộ Tài chính cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục khi đưa ra đề xuất, hay có thể có những hệ lụy khi áp sắc thuế này lên nước ngọt có đường, các chuyên gia, tổ chức cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu đề xuất của Bộ Tài chính có sự phân biệt đối xử?

Với rất nhiều ý kiến phản hồi như hiện nay, Bộ Tài chính nên xem xét việc chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có đường như đề xuất đưa ra vào tháng 8 năm 2017. Trong trường hợp áp thuế thì cần đưa ra đủ bằng chứng cũng như lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện và thực thi việc áp thuế một cách công bằng, không phân biệt đối xử.

Đọc thêm