Bọ nước (ấu trùng chuồn chuồn) là món ăn không phải lúc nào cũng có sẵn. Bọ nước bắt ở sông suối quanh khu vực Điện Biên vào thời điểm tháng 3, tháng 4.
Bọ làm sạch chân, lươn băm nhỏ, cho thêm gia vị, tiêu rừng (mắc khén), và rau thơm, tía tô, hành, húng tròn, húng chó, ớt, xả bọc lá chuối, sau đó vùi than hồng khoảng 40 phút. Khi chín, món này có vị thơm của rau và hạt tiêu rừng, bọ bùi, dai và hơi ngậy.
Muồm muỗm thường xuất hiện vào thời điểm đầu hè. Cách chế biến món này khá dễ, sau khi làm sạch, muồn muỗn om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm...) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi. Cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm ngậy.
Thông thường mọi người chế biến món này bằng cách vặt cánh,cắt bỏ chân, rửa sạch rồi đem lên rang với hành khô, gừng, lá chanh, nước mắm...
Bọ xít là món đặc trưng ở các tỉnh vùng núi phía bắc, thời điểm nhiều nhất là đầu tháng 5, khi hoa nhãn, xoài, vải bắt đầu nở.
Bọ xít chế biến cầu kỳ bởi nếu không làm sạch người ăn vào sẽ mất vị giác ít hôm. Người dân bắt được sẽ ngâm nước gạo nhiều giờ, nhiều lần để khử hết mùi, sau đó bỏ cánh, đầu, chân rồi đun với nước chua cho tới khi chín giòn. Món này khi ăn phải đảm bảo mùi thơm ngậy, mùi lá chanh, nhai có vị giòn, bùi không bột.
Từ tháng 12 đến 1 Dương lịch, người Thái tinh mắt sẽ nhìn ra cây tre bị đục lỗ (trong lỗ luôn có một lớp màng bảo vệ sâu bên trong) là cây tre bánh tẻ, đang mọc nhưng bị đứt đoạn, có cây phình to. Bên trong luôn chưa ít nhất 500 gr đến hơn 1 kg sâu trắng muốt. Sâu tre có thể hấp hoặc chao trên dầu nóng. Do món này rất ngậy và giàu đạm nên phải có thứ nước chấm đặc trưng đi kèm là nước măng chua.
Món ăn này được chế biến khá đơn giản chỉ cần hấp hoặc rang, gần chín cho thêm lá chanh là khi ăn đã rất tuyệt.
Mùa ong đất xây tổ là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ. Đến khoảng cuối mùa mưa là những tổ ong đã chứa đầy nhộng. Ong đất rất nguy hiểm, nếu để bị đốt sẽ khiến người bắt thiệt mạng. Giá trị của món ăn này cũng khá đắt đỏ, từ 600 đến cả triệu đồng một cân.
Người dân vẫn hay mua về chế biến thành món ăn, có người để ngâm rượu.
Nhái (tiếng địa phương gọi là ngóe), thân hình giống loài ếch nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Sống trong môi trường ẩm thấp để da tiếp đất, thịt nhái khá tanh nên khi chế biến kèm theo nhiều gia vị. Người Thái ở Điện Biên vẫn chế biến thành món nhái om măng hoặc nhái chiên sả.
Cá suối thường là những loài cá có độ tanh ít, thịt chắc và thơm nên rất được ưa chuộng. Các món cá đều được chế biến rất cầu kỳ, có khi làm gỏi, nướng, hun khói, sấy. Gia vị cần thiết nhất để tạo nên hương vị món cá đó là ớt, mắc khén và muối trắng.
Cá thủy tinh (cá ngần), thường xuất hiện vào đầu hè. Cá có màu trắng chỉ đôi mắt màu đen. Sống ở sông đà, kiếm ăn tầng mặt nước. Nhiều tỉnh thành có thể bắt gặp cá này như Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể mua được. Cá là món ăn đặc sản của người dân Tây Bắc. Thịt cá dẻo thơm, xương mềm có thể chế biến thành các món: Canh chua, ráng với trứng, cuốn lá lốt, chả cá...