Thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 18h ngày 19/9, có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Có 14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế.
Còn lại An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để triển khai việc dạy và học ứng phó với dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19.
Theo thống kê sơ bộ, số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến là khoảng 1,5 triệu em. Thủ tướng đã chỉ đạo tổ chức chương trình "Sóng và máy tính cho em" để hỗ trợ những học sinh thuộc diện khó khăn.