Nỗi khổ gái 35 tuổi đã toan "bệnh già"

Biết tính chồng gia trưởng, độc đoán nên chị Đan đành cắn răng lo việc.  Đúng ngày giỗ, vì làm việc quá sức, chân khớp sưng tấy khiến chị không đi lại được. Gia đình hoảng hốt đưa chị đi bệnh viện. Đến bệnh viện chụp chiếu, kết quả cho thấy chị Đan bị thoái hóa khớp nặng và cần phải điều trị liều cao. Trước bệnh tình vợ như vậy, anh sửng sốt vì không nghĩ rằng vợ trẻ thế làm sao mắc bệnh khớp như người già. Anh tự  trách mình đã mắng oan vợ. 

Biết tính chồng gia trưởng, độc đoán nên chị Đan đành cắn răng lo việc.  Đúng ngày giỗ, vì làm việc quá sức, chân khớp sưng tấy khiến chị không đi lại được. Gia đình hoảng hốt đưa chị đi bệnh viện. Đến bệnh viện chụp chiếu, kết quả cho thấy chị Đan bị thoái hóa khớp nặng và cần phải điều trị liều cao. Trước bệnh tình vợ như vậy, anh sửng sốt vì không nghĩ rằng vợ trẻ thế làm sao mắc bệnh khớp như người già. Anh tự  trách mình đã mắng oan vợ.  

Hình minh họa
Hình minh họa
Mắng vì nghĩ vợ lười 
Không biết vì đâu mà gần chục ngày nay mà chân tay, cổ, lưng của chị Hoàng Đan (Cầu Giấy, Hà Nội) đau nhức ê ẩm. Chị Đan vốn học trường trung cấp du lịch nhưng không xin được việc ở nhà nhận thêu tay gia công cho một cửa hàng thời trang. Mang tiếng ở nhà làm việc nhưng chị còn bận hơn cả con mọn. Hết việc thêu thùa, lại chạy đi chợ búa, cơm nước rồi đón con, đêm tối lại gập lưng thêu thùa…. Ấy vậy mà, chồng chị coi như những công việc đó là việc vặt của chị, anh đi làm về làm ngồi đọc báo, xem ti vi, mặc cho vợ ôm một đống việc. 
Công việc thường ngày cứ cuốn chị đi khiến chị chẳng có thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc cho mình. Thực ra, chị Đan cảm nhận có vấn đề về khớp cách đây một năm, nhất là khi trời đột ngột chuyển lạnh. Khi ấy, đầu gối chân của chị bất ngờ có cảm giác đau nhức, khó cử động, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Vận động một chút thì cơn đau giảm, thậm chí biến mất hẳn sau vài ngày, thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, chị cũng quên bẵng luôn. Thời gian đầu, các cơn đau có giảm nhưng lâu dần vùng đau lan rộng, nhiều lúc, đầu gối chị bị khuỵu xuống khi phải mang vác đồ vật có sức nặng hay leo cầu thang.
Những ngày gần đây, vì đau dồn dập nên chị than với chồng. Anh chẳng những không hỏi han động viên còn gắt: “Vẽ chuyện, em làm vài việc vặt ở nhà mà kêu mệt, học ai bắt đầu kêu ca, lười việc đấy?”. Nghe vậy, chị chả dám kêu, âm thầm ra hiệu thuốc mua vài viên thuốc giảm nhức, giảm đau về uống. 
Gia đình chị chuẩn bị có giỗ bố chồng. Vì chị đang đau nhức người sợ không đảm đương được việc cỗ bàn nhiều nên gợi ý chồng về việc làm 2 mâm cỗ thay vì 6 mâm nhưng anh đề ra. Hơn nữa, bố chồng mất đã hơn chục năm, gia đình không cần phải làm lớn, mời rộng. Thấy vợ gợi ý như vậy, anh liền quắc mắt: “Cô lại giở tính lười rồi đấy, suốt ngày kêu mệt mỏi, mới 35 tuổi làm sao mà đau xương và khớp. Cô chỉ có trốn việc, bao nhiêu năm làm giỗ thế, bây giờ làm có 2 mâm là tôi không đồng ý. Cứ 6 mà làm!”
Biết tính chồng gia trưởng, độc đoán nên chị Đan đành cắn răng lo việc.  Đúng ngày giỗ, vì làm việc quá sức, chân khớp sưng tấy khiến chị không đi lại được. Gia đình hoảng hốt đưa chị đi bệnh viện. Đến bệnh viện chụp chiếu, kết quả cho thấy chị Đan bị thoái hóa khớp nặng và cần phải điều trị liều cao. Trước bệnh tình vợ như vậy, anh sửng sốt vì không nghĩ rằng vợ trẻ thế làm sao mắc bệnh khớp như người già. Anh tự  trách mình đã mắng oan vợ. 
Nỗi khổ của nhiều bà vợ tuổi 35
Những bệnh nhân chờ đến khi bệnh nặng mới đi khám như chị Đan, theo các bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp, là không ít. Cứ 100 bệnh nhân khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn nửa ở giai đoạn quá đau và hết khả năng chịu đựng. Trao đổi với chồng chị Đan, vị bác sĩ điều trị cho biết, bệnh xương, khớp đang bị “trẻ hóa”. Trước đây, độ tuổi trung bình của người bị thoái hóa khớp là 45-50 tuổi, nhưng giờ đây rất nhiều chị em khi mới bước vào tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này.
BS Lê Hùng- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM cho hay, thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp gắn liền với quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp còn được đẩy nhanh bởi nhiều yếu tố khác như: giữ một tư thế hay hành động lặp đi lặp lại, khiêng vác quá nặng, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương ở khớp, tình trạng béo phì…
Bệnh gây ra đau đớn, biến dạng chi khiến người bệnh cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế. Cách tốt nhất để phòng ngừa thoái hóa khớp là xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp. Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1-2 giờ. Đặc biệt, tránh dùng bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh khớp. 
Nghe lời khuyên của bác sĩ, chị Đan than trời vì những yêu cầu này quả là khó với một người phụ nữ bận bù đầu như chị, lại có ông chồng quá gia trưởng luôn trốn tránh việc giúp đỡ vợ.  
Bảo Châu

Đọc thêm