Nông dân vẫn “bất lực” với giá lúa

Nhiều doanh nghiệp thu mua lúa của  nông dân ở 13 địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ về vốn vay của Chính phủ để  đảm bảo thu mua lúa với giá cả hợp lý cho  nông dân… Tuy nhiên,trên thực tế người trồng lúa vẫn không được hưởng lợi gì.

Nhiều doanh nghiệp thu mua lúa của  nông dân ở 13 địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ về vốn vay của Chính phủ để  đảm bảo thu mua lúa với giá cả hợp lý cho  nông dân… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Lượng  – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDVN), trên thực tế người trồng lúa vẫn không được hưởng lợi gì.

Chính sách ưu đãi trên thực tế vẫn chưa đến tay người trồng lúa

Chúng ta cần xác định rõ, việc Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp thu mua lúa của người dân là để cả doanh nghiệp và người nông dân cùng được lợi. Tránh thực tế, vốn “rót” vào doanh nghiệp, nhưng không đến tay người dân. Cũng có khi các ưu đãi được thực hiện với các doanh nghiệp  do Hiệp hội Lương thực VN chỉ định, tuy nhiên việc mua bán lúa lại được tiến hành với các doanh nghiệp khác, qua thương lái nên rồi cuộc người nông dân cũng không được lợi gì.

Rút kinh nghiệm trong các vụ mùa tiếp theo, chúng ta cần điều chỉnh lại cơ chế vốn hỗ trợ doanh nghiệp cho hợp lý hơn từ đầu vụ. Cần quy định giá thành cụ thể để người nông dân và doanh nghiệp biết, nhằm dễ dàng hơn khi trao đổi mua bán, giúp cho người dân không bị thiệt thòi – ông Lượng nhấn mạnh.

Thưa ông, trong việc quy định giá thành các địa phương cũng có vai trò nhất định, tuy nhiên nhiều địa phương vẫn không xây dựng được bảng giá bán lúa hàng hóa chung,  đó có phải là nguyên nhân khiến người dân bị ép giá không?

Thời gian qua đã có không ít nông dân vay vốn phục vụ sản xuất với mong muốn nâng cao chất lượng lúa để bán được với giá cao hơn. Tuy nhiên họ đã “té ngửa” khi giá lúa xuống quá thấp như hiện nay… Nếu lúc này giá lúa đứng ở mức từ 4.000 đ/kg đến trên 4.000 đ/kg, người nông dân chỉ “huề” hoặc chỉ lãi không đáng kể.

Sắp tới, có thể chúng ta phải tính tới phương án quy định về giá mua lúa cho người nông dân, bởi khi để giá lúa vận động theo giá thị trường, chắc chắn việc kiểm soát giá lúa hàng hóa sẽ rất khó khăn. Người nông dân vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, đứng trước cơ chế linh hoạt về giá cả thị trường, việc doanh nghiệp ép giá là khó tránh khỏi. Đồng thời khi không có quy định về giá, giá lúa hàng hóa ở các địa phương lại chênh lệch khác nhau.

Trong vấn đề giá thành sản xuất và giá bán, cả 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn “bất lực”, chưa điều chỉnh được giá thành hợp lý. Điều đó cũng có thực tế là nhiều doanh nghiệp thực hiện việc mua bán không thông qua chính quyền địa phương hoặc các đại diện cho người nông dân. Nhiều khi việc mua bán được tiến hành trực tiếp với người nông dân, cũng có khi là các doanh nghiệp với nhau hoặc qua các đầu mối là thương lái. Chính vì điều đó đã làm khó khăn hơn cho việc quản lý giá hàng hóa.

Với những thực tế nêu trên, Trung ương Hội Nông dân VN sẽ có đề xuất và kiến nghị gì với Chính phủ để giải quyết các vướng mắc cho người nông dân trong bán lúa hàng hóa thưa ông?

Qua phản ánh, thực tế khảo sát ở địa phương và họp bàn giữa các chuyên gia với nhau, đã có 4 đề xuất kiến nghị được đưa ra và kiến nghị lên Chính phủ.

Cụ thể, chúng ta cần điều chỉnh lại cơ chế giao khoán, không giao cho một đầu mối để tránh tình trạng độc quyền. Cần chỉ đạo một giá sàn chung của các vụ, phân loại sản phẩm và giá khác nhau. Tạo điều kiện cho người dân bán sản phẩm thuận lợi nhất. Ngoài ra, cũng cần phát huy mạnh hơn nữa sự liên kết giữa 4 nhà là nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân để việc hỗ trợ nông dân được thiết thực hơn.

Xin cảm ơn ông!  

Hồng Anh thực hiện

Đọc thêm