Ô nhiễm môi trường, thách thức của thành phố Cảng Hải Phòng

Những năm gần đây, nền kinh tế Hải Phòng có những bước phát triển khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đã phát sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường ở mức độ đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đã trở thành sự thách thức đối với sự phát triển bền vững của thành phố Cảng…

Những năm gần đây, nền kinh tế Hải Phòng có những bước phát triển khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được đã phát sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường ở mức độ đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đã trở thành sự thách thức đối với sự phát triển bền vững của thành phố Cảng…

Thanh niên huyện Cát Hải, Hải Phòng tổ chức vớt rác trên vịnh Cát Bà.
Thanh niên huyện Cát Hải, Hải Phòng tổ chức vớt rác trên vịnh Cát Bà.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Theo ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, Hải Phòng luôn đặt mục tiêu khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng là đô thị cảng cửa ngõ quốc tế, văn minh, hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, TP sinh thái - TP kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và có bản sắc.

Đây cũng chính là mục tiêu mà chủ đề “Xây dựng nền kinh tế xanh – có vai trò của bạn được” Liên hiệp quốc (LHQ) phát động nhằm giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái, từng bước bảo tồn thiên nhiên trong khi vẫn đạt được sự tăng trưởng bền vững trong phát triển kinh tế, ông Thoại nhấn mạnh

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cũng như nhiều địa phương khác, Hải Phòng  đã gặp không ít thách thức, như tốc độ phát triển đô thị khá nhanh; quy mô, kích cỡ và không gian đô thị được mở rộng từ 7.359 ha lên 34.289 ha (tăng 4,7 lần); hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp; lượng hàng hóa qua Cảng Hải Phòng tăng nhanh, vượt xa dự báo…  đã khiến cho mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh gặp không ít thách thức.

Đặt tính cấp thiết của việc bảo vệ đại dương nói chung, môi trường biển, hải đảo Hải Phòng nói riêng, mới đây, ngày 21/5, Hải Phòng đã ban hành kế hoạch hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học, Ngày môi trường thế giới, Ngày đại dương thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam để nâng cao ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng dân cư, kịp thời tuyên dương các mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế biển, trong quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.

Các mục tiêu thiết thực

Ông Thoại cũng cho biết,  trong thời gian qua, Hải Phòng đã mở nhiều lớp tập huấn các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước; giao cho Sở TN&MT chủ trì cùng Bộ Chỉ huy quân sự TP, Cảnh sát biển, Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện nghiên cứu hải sản tổ chức hội thảo Phát triển kinh tế biển đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc phòng an ninh.

Là cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với quá trình biến đổi khí hậu, nước biển dâng .... Trong những năm tới, Hải Phòng trung đầu tư củng cố nâng cấp 416 km đê, trong đó có 216 tuyến đê biển, tạo thành các tuyến đê khép kín kết hợp với làm đường giao thông vành đai ven biển nhằm chủ động phòng chống lụt bão, nước biển dâng, ứng phó biến đổi khí hậu.

Hải Phòng cũng ban hành nhiều chủ trương chính sách, đưa ra các cơ chế cụ thể khuyến khích DN áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên biển. Nhằm cải thiện môi trường sinh thái và ổn định mức khí thải ở mức thấp nhất, Hải Phòng đã vận động các DN, nhất là các DN sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch, xả khí thải lớn thường xuyên cải tạo hệ thống xử lý chất thải. Nghiên cứu, phát triển các khu, cụm công nghiệp tổng hợp với các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, trong đó, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch.

Hải Phòng cũng phát triển khu, cụm công nghiệp đồng bộ với các cơ sở dịch vụ công nghiệp, dịch vụ nhà ở và tiện ích khác cho người lao động, các công trình xử lý chất thải và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng). Từng bước tiến tới lập các quỹ về môi trường do các DN sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đóng góp để coi như một đóng góp vào việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Hải Phòng cũng đặt ra mục tiêu quản lý có hiệu quả các nguồn chi tiêu công vào việc chống suy giảm ô nhiễm môi trường, khuyến khích các DN, người dân sử dụng nhiều năng lượng tái tạo như điện năng lượng mặt trời. Kiểm soát chặt chẽ quá trình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang đất công nghiệp dịch vụ, khuyến khích người nông dân chuyển đổi hệ thống đất nông nghiệp thành đất canh tác chuyên sâu, sử dụng các chế phẩm hóa học thân thiện môi trường, từng bước tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ.

Linh Nhâm

Đọc thêm