Pháp luật thành môn học không thể thiếu tại Vĩnh Phúc

 Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường, UBND tỉnh Vĩnh phúc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Cho đến nay, có thể nói công tác PBGDPL trong nhà trường ở nơi đây đã thực sự vào guồng.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường, UBND tỉnh Vĩnh phúc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Cho đến nay, có thể nói công tác PBGDPL trong nhà trường ở nơi đây đã thực sự vào guồng.

Chấp hành pháp luật trở thành tiêu chí thi đua

Bước đầu, ngành giáo dục Vĩnh Phúc tiến hành khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác PBGDPL ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 80 giáo viên dạy chính trị của 16 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; 63 giáo viên dạy môn giáo dục công dân của 38 trường THPT (59 giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn đạt chuẩn chiếm 92%); 102 giáo viên dạy môn giáo dục công dân tại 146 trường THCS (số giáo viên đào tạo đúng chuyên môn đạt chuẩn 61 chiếm 59,8%).

Hàng năm, UBND tỉnh đều tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách PBGDPL, cán bộ phụ trách công tác Đoàn; Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị cho 172 cán bộ quản lý trong ngành….

Từ cơ sở nền tảng về nhân lực này, công tác PBGDPL được các đơn vị trường học cụ thể hoá trong nghị quyết, kế hoạch năm học và kế hoạch hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường. Trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, các trường đều kiểm điểm đánh giá thực hiện PBGDPL và đề ra chương trình hành động cho năm tiếp theo. Việc chấp hành pháp luật của cán bộ giáo viên, nhân viên được đưa vào tiêu chí thi đua đánh giá xếp loại cuối năm của từng cá nhân.

Để môn học pháp luật trở nên hấp dẫn

Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã tổ chức khảo sát, đánh giá chương trình, giáo trình, tại liệu nội dung giảng dạy pháp luật để tổ chức dạy và học phù hợp ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Đối với giáo dục mầm non, ngành giáo dục đã chủ động đưa ra một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành một số yếu tố tâm lý ban đầu.

Đối với giáo dục phổ thông, ngành giáo dục Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng dạy và học đạo đức ở tiểu học, môn giáo dục công dân ở THCS, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật vè an toàn giao thông, phòng chống tai tệ nạn xã hội…

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, tổ chức dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản cho sinh viên của tất cả các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. 100% các trường chuyên nghiệp tổ chức “tuần sinh hoạt công dân” đầu khoá, cuối khoá.

Ngoài ra ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khoá, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt ngành giáo dục đã tổ chức có hiệu quả “Ngày pháp luật” trong các đơn vị trường học.

Yến Minh

Đọc thêm