Phát triển Thừa Thiên Huế theo định hướng “bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững”

(PLVN) - Sáng 6/4, tại thành phố Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch

Cùng tham dự hội nghị có đồng chí Lê Hoài Trung (Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt là cầu nối từ Bắc vào Nam, với truyền thống văn hóa, lịch sử, bản sắc riêng “rất Huế”. Thủ tướng cũng nêu rõ, việc phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện theo định hướng “bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững” là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần chú trọng 3 yếu tố quan trọng về tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch: Luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực; xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và nhân dân và quy hoạch phải phù hợp với xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng, đất nước, thế giới.

Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế

Quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh.

Các quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch thời gian tới; mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới cho Thừa Thiên Huế trong bức tranh chung của các tỉnh, thành trên cả nước.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quy hoạch.

Quy hoạch có vai trò rất quan trọng, tạo ra những cơ hội lớn, tác động lâu dài, là động lực quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, trước đây do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa làm được nhiều. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII tới nay, công tác này đã được tập trung đầu tư, đẩy mạnh thực hiện; công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng được đẩy nhanh tiến độ (đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt 109/111 quy hoạch). Dự kiến trong năm nay, sẽ hoàn thành tương đối toàn diện, đồng bộ, tổng thể các quy hoạch cấp Trung ương, các ngành, các địa phương.

Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh, nhân kiệt, văn hiến, cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới, với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (gồm: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế); đặc biệt là hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Thủ tướng, Huế có thể trở thành một hình mẫu về phát triển công nghiệp văn hóa.

“Người Thừa Thiên Huế có bản sắc, nét đẹp văn hóa đặc trưng, “rất Huế”, hiền hòa, tinh tế, chân thành, hiếu khách, chịu thương, chịu khó, yêu lao động, có truyền thống hiếu học lâu đời. Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định với sự phát triển của Thừa Thiên Huế.” Thủ tướng nói.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của cả nước.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch. Tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, đồng bộ với địa phương và cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện quy hoạch.

“Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương khác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các quy hoạch đã công bố, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Thừa Thiên Huế và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ”. Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.

Tại hội nghị, lão đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã cũng cung cấp những thông tin cơ bản, tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh; mời gọi thu hút các nguồn lực đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản nghiên cứu cho các dự án.

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế): "Xác định mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam".Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế): "Xác định mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam".

Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố festival, trung tâm văn hóa-du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Về các định hướng, ưu tiên phát triển, quy hoạch xác định 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 3 động lực tăng trưởng, 5 khâu đột phá phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu phát biểu tại hội nghịBí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu phát biểu tại hội nghị

Ba trung tâm đô thị, gồm: Đô thị trung tâm (gồm thành phố Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền-Quảng Điền-A Lưới), đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông).

Ba hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc-Nam, hành lang kinh tế Đông-Tây và hành lang kinh tế đô thị hướng biển.

Ba động lực tăng trưởng, gồm: Thành phố Huế, khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền.

Năm khâu đột phá phát triển là: Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh; Hoàn thiện hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng viễn thông; Phát triển kinh tế biển, đầm phá, hệ thống cảng biển nước sâu; Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; Thúc đẩy dịch vụ - du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản Cố đô Huế.

Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản nghiên cứu cho các dự ánBí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản nghiên cứu cho các dự án

Dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư vào 11 dự án, với tổng vốn đăng ký 9.134 tỷ đồng; trao văn bản thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án, với tổng vốn đăng ký 113.500 tỷ đồng.

Đọc thêm