(PLO) -Phiên chợ đồ cổ, đồ xưa mới hình thành ở Trung tâm giao lưu sinh vật cảnh, đồ cổ, đồ xưa Vạn Phúc (Quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự chú ý của nhiều người dân ngày cuối năm.
Bình thường chợ chỉ họp vào ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng, nhưng vào ngày cận Tết chợ được mở hàng ngày để phục vụ nhu cầu của những người dân Thủ đô và người đam mê sưu tầm đồ cổ.
Nhiều người đã mệnh danh đây là “chợ Viềng” của Hà Nội, bởi ở đây bày bán đủ các loại mặt hàng từ đồ cũ, đồ cổ, thậm chí cả đồ mới. Ngoài các món đồ cũ, đồ cổ, thì đồ dùng của quân đội hoặc thời bao cấp như bi đông, vỏ đạn, bao súng, đèn dầu, đồng hồ Hoa Kỳ... luôn ược coi như những “đặc sản”.
Các món đồ được trao đổi có giá từ vài chục ngàn đồng, cũng có khi tới vài chục triệu đồng. Tùy theo người bán nói thách, người mua khéo mặc cả, nhiều món đồ ở đây được thách bán cả triệu đồng nhưng khi bán chỉ vài trăm nghìn đồng.
Bác Xuân Quyền, ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Vốn không phải người sưu tầm đồ cổ nhưng cũng bị thu hút theo món đồ ở phiên chợ. Vì ở đây có những món đồ từng gắn với một thời thanh niên ước ao có được nó. Ví dụ như chiếc xe đạp Phượng Hoàng đang được bày bán đây”.
Hay như những bạn trẻ, tìm đến phiên chợ chỉ để thỏa sức ngắm nghía những vật dụng thời chiến dù đã cũ kỹ, rỉ sét.
“Một chiếc bi đông, một chiếc mũ sắt hay một chiếc hộp tiếp đạn đã rỉ sét cũng làm mình tò mò tìm hiểu mỗi khi đến với phiên chợ này” – bạn Từ Mạnh Tú, sinh viên Học viện Tài Chính chia sẻ.
|
Các món đồ bày bán ở phiên chợ thu hút được sự quan tâm của nhiều người. |
|
Có thể tìm được mọi thứ ở đây, từ đồ cổ, đồ xưa, hay đồ mới... |
|
Vài chiếc hộp tiếp đạn của súng AK đã cũ kỹ, rỉ sét cũng được bán. |
|
Chậu thau đồng, đỉnh đồng, mâm đồng... |
|
Hay những vật dụng, chỉ có thể nhìn thấy trong viện bảo tàng. |
|
Kể cả công nghệ thông tin, liên lạc cũng được chào đón ở khu phố này. |
|
Nhiều người quan niệm đến phiên chợ mua được một món đồ hay bán được một món đồ như trò chơi may rủi. |