Quân đội NATO và Mỹ "có động thái" khi căng thẳng ở Ukraine gia tăng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - NATO hôm thứ Hai cho biết họ đang đưa lực lượng vào chế độ chờ và củng cố khu vực Đông Âu với nhiều tàu và máy bay chiến đấu hơn, mà Nga cho là "sự cuồng loạn" của phương Tây để đáp lại việc tăng cường quân đội của họ ở biên giới với Ukraine.
NATO gửi quân tiếp viện tăng cường ở sườn phía đông. Ảnh: Reuters
NATO gửi quân tiếp viện tăng cường ở sườn phía đông. Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Mỹ tại Washington cho biết khoảng 8.500 lính Mỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ và đang chờ lệnh triển khai tới khu vực, nếu Nga xâm lược Ukraine. Các quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang hoàn thiện những nỗ lực cuối cùng để xác định các đơn vị cụ thể mà họ có thể triển khai ở sườn phía đông của NATO.

Một trong các quan chức cho biết có thể triển khai tới 5.000 người, trong khi một quan chức ngoại giao NATO cho biết Washington đang xem xét chuyển dần một số binh sĩ đóng ở Tây Âu sang Đông Âu trong những tuần tới.

Căng thẳng dâng cao sau khi Nga điều khoảng 100.000 quân tới biên giới nước láng giềng, bao vây Ukraine với các lực lượng từ phía bắc, đông và nam. Nga phủ nhận việc lên kế hoạch xâm lược và Moscow viện dẫn phản ứng của phương Tây như một bằng chứng cho thấy Nga là mục tiêu chứ không phải kẻ chủ mưu gây hấn.

Tổng thống Joe Biden, người thúc đẩy sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương, đã tổ chức một cuộc gọi video an toàn dài 80 phút với một số nhà lãnh đạo châu Âu vào thứ Hai từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ông Biden nói với các phóng viên "Tôi đã có một cuộc gặp rất, rất, rất tốt" với những người châu Âu, trong đó có các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp, Ý, Anh và Ba Lan. Ông nói rằng có "sự nhất trí hoàn toàn".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết các nhà lãnh đạo "đã thảo luận về những nỗ lực chung của họ nhằm ngăn chặn sự xâm lược hơn nữa của Nga đối với Ukraine, bao gồm việc chuẩn bị để gây ra những hậu quả lớn và chi phí kinh tế nghiêm trọng đối với Nga vì những hành động như vậy cũng như củng cố an ninh ở sườn phía đông của NATO".

Hoan nghênh hàng loạt hoạt động triển khai được các thành viên liên minh công bố trong những ngày gần đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước đó cho biết NATO sẽ thực hiện "mọi biện pháp cần thiết".

Ông nói trong một cuộc họp báo rằng sự hiện diện tăng cường ở sườn phía đông của NATO cũng có thể bao gồm việc triển khai các nhóm tác chiến ở phía đông nam của liên minh.

Cho đến nay, NATO có khoảng 4.000 quân trong các tiểu đoàn đa quốc gia ở Estonia, Litva, Latvia và Ba Lan, được hỗ trợ bởi xe tăng, hệ thống phòng không và các đơn vị tình báo và giám sát.

NATO cho biết Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đều đang lên kế hoạch hoặc cân nhắc gửi quân đội, máy bay hoặc tàu đến Đông Âu. Ukraine có chung đường biên giới với 4 nước NATO: Ba Lan, Slovakia, Hungary và Romania.

Một quan chức Ba Lan cho biết Warsaw sẽ vạch ra ranh giới trong việc gửi quân đến Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc phương Tây là "sự cuồng loạn" và đưa ra thông tin "bịa đặt".

Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm khi viễn cảnh về một cuộc tấn công của Nga đã dập tắt nhu cầu đối với các tài sản rủi ro hơn như bitcoin, đồng thời củng cố đồng đô la và dầu. Đồng rúp chạm mức thấp nhất trong 14 tháng so với đồng đô la, và cổ phiếu và trái phiếu của Nga sụt giảm.

Ông nói: "Về các hành động cụ thể, chúng tôi thấy các tuyên bố của Liên minh Bắc Đại Tây Dương về việc tăng cường, kéo lực lượng và nguồn lực sang sườn phía đông. Tất cả điều này dẫn đến thực tế là căng thẳng ngày càng gia tăng".

"Điều này không xảy ra vì những gì chúng tôi, Nga, đang làm. Tất cả điều này đang xảy ra vì những gì NATO và Mỹ đang làm và do thông tin mà họ lan truyền", Thư ký Điện Kremlin khẳng định.

Nga muốn NATO không bao giờ kết nạp Ukraine và rút lại quân đội và vũ khí từ các nước thuốc Liên Xô cũ ở Đông Âu đã gia nhập Ukraine sau Chiến tranh Lạnh.

Washington nói rằng những yêu cầu đó là không thể chấp nhận nhưng họ sẵn sàng thảo luận về các ý tưởng khác về kiểm soát vũ khí, triển khai tên lửa và các biện pháp xây dựng lòng tin.

Nga đang chờ phản hồi bằng văn bản của Hoa Kỳ trong tuần này sau khi các cuộc đàm phán vào thứ Sáu tuần trước - vòng thứ tư trong tháng này - không có kết quả đột phá.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng một cuộc xâm lược sắp xảy ra hay không, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với các đài truyền hình rằng thông tin tình báo "khá ảm đạm về điểm này" nhưng "ý thức vẫn có thể chiếm ưu thế".

Khi căng thẳng gia tăng, Anh cho biết họ sẽ rút một số nhân viên và những người phụ thuộc khỏi đại sứ quán của họ ở Ukraine, một ngày sau khi Hoa Kỳ cho biết họ đang ra lệnh cho các thành viên gia đình của các nhà ngoại giao rời đi. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ được phép tự nguyện rời đi.

Ông nhắc lại những lời cảnh báo của phương Tây rằng xâm lược Ukraine sẽ là "một công việc kinh doanh đau đớn, bạo lực và đẫm máu" đối với Nga.

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã nói với Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với hình phạt tê liệt nếu tấn công Ukraine. Các ngoại trưởng EU họp tại Brussels cảnh báo Nga sẽ phải đối mặt với những hậu quả "to lớn", nhưng chia rẽ về mức độ cứng rắn đối với Moscow và không cho biết hậu quả có thể xảy ra.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với Chủ tịch EU Charles Michel, người cũng có mặt trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, rằng điều quan trọng đối với Kyiv là EU phải thể hiện sự thống nhất.

Văn phòng của ông cho biết: “Ukraine sẽ không sa vào các hành động khiêu khích và cùng với các đối tác của mình, sẽ giữ bình tĩnh và kiềm chế”.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã đề xuất gói hỗ trợ tài chính 1,2 tỷ euro (1,36 tỷ USD) để giúp Ukraine giảm thiểu tác động của cuộc xung đột.

Một nguồn tin phái đoàn Nga cho biết các cố vấn chính trị từ Nga, Ukraine, Pháp và Đức sẽ gặp nhau tại Paris vào thứ Tư để đàm phán về giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, kéo dài từ năm 2014. Những nỗ lực trước đó đã không đạt được bất kỳ bước đột phá nào. .