Quốc gia nào đang giúp Nga 'lách' các lệnh trừng phạt dầu của EU?

0:00 / 0:00
0:00
Các tàu chở dầu của Nga vẫn tiếp tục cập cảng châu Âu mà không bị cản trở trong bối cảnh EU nỗ lực hạn chế khả năng xuất khẩu năng lượng của Moskva. Hy Lạp đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này.

Hy Lạp được cho là đang giúp Nga lách các lệnh trừng phạt về dầu của EU. Ảnh: DW

Theo báo cáo của tờ Die Welt (Đức) mới đây, mặc dù EU đã ra quy định các cảng châu Âu chính thức đóng cửa đối với tàu chở dầu của Nga, chỉ cho phép vận chuyển đặc biệt. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác: việc kinh doanh dầu mỏ đang phát triển mạnh trở lại như trước khi xung đột bắt đầu do có một quốc gia châu Âu đặc biệt giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt.

Cụ thể, lưu lượng dầu thô trên biển của Nga phần lớn không thay đổi kể từ khi EU đóng cửa các cảng cho tàu chở dầu của Nga vào tháng 4/2022 sau khi Hy Lạp "phớt lờ" lời kêu gọi của EU cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Theo số liệu do tờ Die Welt thu được từ cơ quan giám sát vận tải Lloyd's List có trụ sở tại London, Moskva đã vận chuyển 4,5 triệu thùng dầu trị giá hơn 500 triệu USD mỗi ngày.

Hy Lạp, một trong những quốc gia vận hành đội tàu vận tải lớn nhất thế giới, đã tăng thị phần trong các chuyến hàng dầu trên biển của Nga lên gấp 3 lần so với năm ngoái, tờ báo của Đức cho biết.

Khoảng 190 tàu chở dầu đã cập cảng 4 bến dầu của Nga vào tháng 4 vừa qua, 76 trong số đó treo cờ Hy Lạp. Ngày càng có nhiều tàu vận tải của Hy Lạp chở dầu thô của Nga đến Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Vào cuối tháng 4, siêu tàu chở dầu Nissos Rhenia mang cờ Hy Lạp đã chở dầu của Nga tại một cảng ở Hà Lan và hướng đến Singapore. Số lượng các chuyến hàng đến Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng tăng lên.

Hy Lạp đã phản đối một dự thảo về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất cấm hoàn toàn đối với nguồn cung dầu của Nga, cho dù chúng đến bằng đường bộ hay đường biển.

Hy Lạp lập luận rằng châu Âu sẽ tổn thất nếu các công ty châu Á tiếp quản việc vận chuyển dầu của Nga. Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến giá cước vận tải tăng 230%, khiến nó trở thành một ngành kinh doanh ngày càng sinh lợi.

Đọc thêm