Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc!

 Với việc quản lý nhiều hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, trọng tài thương mại, luật sư (LS), bổ trợ tư pháp (BTTP) luôn được coi là lĩnh vực  ”xương” và gặp nhiều khó khăn, khó giải quyết dứt điểm nếu không có những giải pháp quyết liệt.

Với việc quản lý nhiều hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, trọng tài thương mại, luật sư (LS), bổ trợ tư pháp (BTTP) luôn được coi là lĩnh vực  ”xương” và gặp nhiều khó khăn, khó giải quyết dứt điểm nếu không có những giải pháp quyết liệt.

Mới tập trung xã hội hoá, chưa chú trọng vào quản lý nhà nước

Đó là một trong những hạn chế đáng kể của việc xây dựng thể chế về các hoạt động BTTP thời gian qua. Trong từng hoạt động cụ thể, cũng có những hạn chế cần được khắc phục như chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thi hành Luật Công chứng; việc thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng chưa đồng đều tại các địa phương; chưa xác định được phương thức phát huy tối đa vai trò tự quản trong việc quản lý LS và hành nghề LS đồng thời vẫn bảo đảm được sự quản lý của nhà nước; chưa hoàn thành chỉ tiêu chuyển giao thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng.

Hoạt động bán đấu giá tài sản chưa có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có hiệu lực, đặc biệt kết quả bán đấu giá ở một số địa phương chưa tương xứng với giá thị trường tại thời điểm thực hiện.

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp của Ngành Tư pháp còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn thấp, là “điểm nghẽn” trong nhiều năm. Quản lý về giám định tư pháp thuộc trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó Bộ Tư pháp giữ vai trò đầu mối, tuy nhiên, vai trò quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu quyết liệt, chưa tham mưu, đề xuất được cơ chế quản lý nhà nước hiệu quả...

Các hạn chế được xác định do phương thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn chậm đổi mới so với sự phát triển xã hội hoá. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa TƯ và địa phương trong lĩnh vực BTTP còn yếu, tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm của Bộ, ngành, địa phương đối với công tác này còn chưa cao.

Sự phối hợp giữa Liên đoàn LS Việt Nam với các địa phương chưa nhuần nhuyễn. Tại một số địa phương, Sở Tư pháp và Đoàn LS chưa có cơ chế phối hợp nên việc quản lý LS, hành nghề LS còn lỏng lẻo. Chất lượng một bộ phận công chứng viên còn bất cập, thậm chí yếu kém về năng lực, trình độ dẫn đến sai sót trong hoạt động công chứng, nhất là với các đối tượng được miễn tập sự hành nghề công chứng và miễn đào tạo nghề công chứng.

Ngoài ra, điều kiện kinh tế, xã hội ở một số tỉnh còn quá khó khăn nên khó có thể phát triển đội ngũ LS, công chứng theo yêu cầu cải cách tư pháp. Cơ chế đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đối với công tác giám định tư pháp chưa rõ ràng; chưa có phương thức phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành hữu quan...

Ngày càng đi vào nền nếp

Tuy vậy, công tác BBTP cũng đã ngày càng đi vào nền nếp, chủ trương xã hội hóa tiếp tục được đẩy mạnh, quản lý nhà nước tiếp tục được tăng cường. Nổi bật nhất trong các lĩnh vực của BTTP là hoạt động công chứng và LS. Ngành tích cực triển khai các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động công chứng và quản lý hoạt động công chứng theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Với những cố gắng của mình, nhất là trong việc thi hành Luật Công chứng và triển khai các đề án về đổi mới hoạt động công chứng. qua đó tạo nên diện mạo mới của một thiết chế BTTP chuyên nghiệp hơn mà lại gần dân hơn. Có thể khẳng định, trong hơn 3 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, các kết quả đạt được lớn hơn nhiều năm trước cộng lại, mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao sự an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng.

Hoạt động quản lý nhà nước về LS và tổ chức hành nghề LS đã thực hiện tốt chức năng định hướng, điều tiết và hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với nghề LS, góp phần phát triển số lượng LS, nâng cao chất lượng hành nghề LS, duy trì việc tuân theo pháp luật, tuân thủ đạo đức hành nghề LS theo đúng định hướng mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Đặc biệt với việc Liên đoàn LS Việt Nam và các tổ chức Đảng đoàn của Liên đoàn được thành lập có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển tổ chức và hoạt động của LS sau hơn 60 năm phát triển của nghề này, tạo nên thời cơ mới cho sự đóng góp tích cực của LS toàn quốc và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Các lĩnh vực khác như bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, Trọng tài thương mại cũng đã được triển khai với những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên bước chuyển biến căn bản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức BTTP giai đoạn 2007 - 2010 so với giai đoạn 2001 - 2006, ngày càng bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Đảm bảo phát huy những kết quả này, trong năm 2011, Bộ và ngành cần tăng cường vai trò của tổ chức Đảng trong các tổ chức của LS, nâng cao vai trò của Liên đoàn LS, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định tư pháp; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho Công chứng viên; đề xuất việc sửa đổi Luật LS, Luật Công chứng, xây dựng Luật Bán đấu giá tài sản...

Huy Anh

Đọc thêm