Sắp xếp công lập

(PLVN) - Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là nội dung Công điện số 209/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Văn bản nêu rõ, trước 30/6/2022, các bộ, ngành hoàn thành việc sắp xếp. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian là vấn đề được nói đến qua nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm kỳ Quốc hội. Nhưng sắp xếp cho gọn nhẹ lại luôn là vấn đề khó.

Bộ máy cồng kềnh, có nhiều nguyênnhân, có chủ quan, khách quan; nhưng có phần do “tâm lý tiểu nông”; ai cũng thích “nới rộng sân bãi” về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức giúp việc hoành tráng, “lắm ghế, đông quân”.

Từ đó mới sinh ra “hội chứng” thành lập tổng cục, vụ đẩy lên thành cục, ban đẩy lên thành vụ... như chúng ta đã thấy. Suy cho cùng cũng chỉ vì “hệ số” lương, phụ cấp, tiêu chuẩn xăng, xe của những người có chức vụ, quyền hạn.

Bộ máy cồng kềnh, lắm đầu mối, tầng nấc nhưng không “cá thể hóa” được trách nhiệm người đứng đầu, do vậy bộ máy hành chính (BMHC) càng kém hiệu lực, hiệu quả, chế độ công vụ, đạo đức và trình độ năng lực công chức, viên chức yếu kém không đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nếu không muốn nói kìm hãm.

Theo Công điện của Thủ tướng, trên cơ sở kết quả rà soát, các bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình (có Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong kèm theo) gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thẩm định; và tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị định theo quy định.

Thời gian gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thẩm định dự thảoNghị định, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3/2022... Đối với các địa phương, về BMHC, các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tổ chức bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm phù hợp với quy định của Chính phủ.

Văn bản nói rõ, phương hướng sắpxếp các đơn vị SNCL. Để tiếp tục triển khai hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới BMHC, đã đến lúc phải hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức BMHC nhà nước, bảo đảm đồngbộ, đầy đủ, kịp thời, hiện khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về cải cách tổ chức BMHC nhà nước và quản lý biên chế... làm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp.

Chủ trương vềnhất thể hóa một số chức danh, nhất là việc hợp nhất các cơ quan Đảng với cơ quan nhà nước có chức năng và nhiệm vụ tương đồng cần phải có những quyết đáp mạnh mẽ.

Sắp xếp việc đổi mới BMHC là công việc khó khăn, phức tạp, liên quan trực tiếp tới quyền lực, quyền lợi của nhiều tập thể và cá nhân. Khó khăn nhất là quyền lợi của những người có chức, có quyền và công ăn việc làm... tuy nhiên, không thể kéo dài mãi.

Đọc thêm