Sự thật về nước thải tràn ra ruộng ở Xuân Hưng

Trong những ngày qua, một số người dân ở ấp 5 xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) bức xúc và kéo tới UBND xã Xuân Hưng phản ánh và đòi bồi thường thiệt hại do nước thải của nhà máy chế biến tinh bột mì Toàn Xuân Hưng tràn ra ruộng. Đồng thời khiếu nại về tình trạng xe chở mì băm nát con đường nơi đây. Vậy đâu là sự thật của vấn đề này?.

Trong những ngày qua, một số người dân ở ấp 5 xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) bức xúc và kéo tới UBND xã Xuân Hưng phản ánh và đòi bồi thường thiệt hại do nước thải của nhà máy chế biến tinh bột mì Toàn Xuân Hưng tràn ra ruộng. Đồng thời khiếu nại về tình trạng xe chở mì băm nát con đường nơi đây. Vậy đâu là sự thật của vấn đề này?.

3ha lúa non của người dân bị nước thải tràn qua vẫn xanh tốt và phát triển bình thường
3ha lúa non của người dân bị nước thải tràn qua vẫn xanh tốt và phát triển bình thường

Nước tràn là do bão lũ gây ra

Cơn bão số 1 vừa qua quá bất ngờ, cộng với lượng mưa lớn đã làm cho 3 đoạn của 2 hồ cuối cùng (hồ thứ 6 và thứ 7) trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy Toàn Xuân Hưng bị vỡ làm tràn một phần nước thải đã qua xử lý tràn ra ruộng của bà con. Khi phát hiện sự cố này, người dân đã phản ánh và nhà máy đã nhanh chóng huy động mọi lực lượng, máy móc để khắc phục hậu quả đồng thời xin lỗi và hứa sẽ bồi thường những thiệt hại thực tế cho bà con.

Tuy nhiên nhiều người dân lại nghi ngờ cho rằng việc nước thải tràn ra ruộng là do công ty cố ý nên kéo đến đòi công ty phải bồi thường ngay, dù thiệt hại thực tế chưa xảy ra. Theo biên bản làm việc kiểm tra hiện trường của các cơ quan chức năng như Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường- PC49 công an tĩnh Đồng Nai (ngày 4/6/2012), phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuân Lộc (ngày 6/6/2012) và của UBND xã Xuân Hưng nhiều lần trước đó đều khẳng định sự cố tràn nước là do thiên nhiên tác động. Do vậy đây là sự cố mà công ty cũng như người dân đều không mong muốn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Hoàng- Phó chủ tịch UBND xã Xuân Hưng cho biết: Sau khi có phản ánh của người dân, chúng tôi đã mời bà con và công ty lên để họp bàn phương án giải quyết thỏa đáng. Lúc đầu chỉ có khoảng 10 hộ, sau đó mấy ngày số hộ làm đơn kê khai đã lên tới 52 hộ với diện tích “thiệt hại” lên tới gần 80 ha.

Trước tình hình như vậy, chúng tôi đã tổ chức xuống hiện trường tìm hiểu tình hình cụ thể, yêu cầu bà con kê khai đúng diện tích bị thiệt hại. Cho đến thời điểm này, theo kiểm tra thực tế thì chỉ còn lại 19 hộ với diện tích gần 24ha là có nước tràn qua, trong đó chỉ có 3ha lúa non, một ít tràm, còn lại hầu hết là đất bỏ hoang.

Đồng quan điểm với ý kiến này, ông Nguyễn Đình Trí- bí thư ấp 5 và ông Nguyễn Đức Quang- trưởng ấp 5 cho rằng: “Làm việc gì cũng cần có lợi cho dân, nếu nhà máy có gây thiệt hại thực tế thì nên bồi thường thỏa đáng cho dân. Tuy nhiên cũng cần phải khách quan, thực tế, chứ không phải dân muốn kê khai bao nhiêu cũng được. Theo kiểm tra thực tế của chúng tôi thì nước thải nhà máy chỉ tràn qua diện tích gần 24ha của 19 hộ dân mà thôi, chứ không phải 80ha như bà con kê khai trước đó…”.

Nhiều người dân ở ấp 5 còn bức xúc trước tình trạng “ăn theo” của một số hộ dân. Ông Trần Đăng Hào và Hoàng Linh Ngọc- đại diện cho hàng chục hộ dân đứng đơn yêu cầu bồi thường thừa nhận: “Là nông dân trực tiếp sản xuất canh tác ở đây nên chúng tôi nắm rất cụ thể, chắc chắn diện tích của từng hộ bị nước tràn qua. Trước đó chỉ có mấy hộ kê khai, nhưng sau đó nhiều người lợi dụng đã kéo đến và kê khai khống, dù diện tích của họ nằm quá xa cũng như quá cao nên “có múc nước của nhà máy đỗ lên cũng không tới”. Thậm chí có hộ chỉ có 1ha những kê khai lên tới 4ha, điều đó là không thể chấp nhận được...”.    

Diện tích tràm bị ngập nước thải gần 1 tháng nay vẫn xanh tươi, chưa có dấu hiệu thay đổi nào
Diện tích tràm bị ngập nước thải gần 1 tháng nay vẫn xanh tươi, chưa có dấu hiệu thay đổi nào

Lúa, tràm đều vẫn xanh tốt

Đến nay gần 1 tháng sau sự cố tràn nước thải, nhưng 3ha lúa non đã gieo xạ của ông Trương Văn Hòa và ông Trương Quốc Hưng cũng như diện tích tràm xung quanh hồ nước vẫn xanh tốt, phát triển bình thường. “Bà con sợ bị ảnh hưởng lâu dài thôi, chứ hiện nay lúa và cây cối đều bình thường cả”- ông Nguyễn Đức Quang- trưởng ấp 5 phân trần. Điều này cũng được thể hiện trong các biên bản làm với của các cơ quan chức năng. Còn theo quan sát của chúng tôi thì mọi loại cây cối như tràm, lúa, cỏ bị nước thải tràn qua vẫn xanh um. Dưới nước, nhiều loài cá như long tong, cá thia, rắn, ếch nhái… vẫn tung tăng bơi lội.

Trao đổi với chúng tôi về thực trạng nơi đây, bà Nguyễn Thị Cát Tiên- Phó chủ tịch huyện Xuân Lộc cho biết: Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã giao cho phòng TNMT và UBND xã Xuân Hưng xem xét tình hình và có báo cáo cụ thể. “Tôi đã trực tiếp xuống tận nơi, lội xuống ruộng nhưng vẫn thấy bình thường, chân không bị ngứa như người dân phản ánh, lúa và cây cối vẫn phát triển tốt, chưa có dấu hiệu thiệt hại nào. Phòng TNMT đã lấy mẫu nước để phân tích, khi nào có kết quả cụ thể chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật…”.

Bà Tiên cho biết thêm, đất ở ấp 5 xã Xuân Hưng là đất xấu nhất của huyện Xuân Lộc. Vào mùa mưa thường hay bị úng ngập, mùa khô thì khan hiếm nước, do đó nhiều năm trước có lúc bà con còn ra xin múc nước thải của công ty Toàn Xuân Hưng để tưới ruộng.

Được biết, nhà máy Toàn Xuân Hưng đã ký kết với Công ty TNHH Phát triển năng lượng môi trường Nguyễn Khang do ông Dương Nguyên Khang – giảng viên khoa Chăn nuôi thú y trường ĐH Nông Lâm TP.HCM làm đại diện để xây dựng hệ thống xử lý nước thải thu hồi biogas và thực hiện dự án CDM xử lý nước thải ra môi trường đạt loại B. Sau khi được xử lý, nước thải của nhà máy tiếp tục được lắng lọc qua 7 hồ chứa nằm trên diện tích gần 20ha. Nước thải này đạt tiêu chuẩn và không ảnh hưởng xấu tới môi trường. Nước thải này sẽ được nhà máy tái sử dụng.

Sau sự cố, ông Khang đã có đơn gửi chính quyền địa phương và bà con giải thích nước thải sau xử lý không ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và sẵn sàng đền bù những diện tích nếu bị thiệt hại thực sự, dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.

Về việc làm hư hỏng đường vào nhà máy do xe chở mì quá tải là điều có thật. Tuy nhiên việc hỏng đường không chỉ có xe của công ty Toàn Xuân Hưng mà còn một số đơn vị khác. Con đường này dài khoảng 2km, nhưng 2 năm qua, kể từ khi đi vào hoạt động, công ty Toàn Xuân Hưng đã đóng góp trên 400 triệu đồng để duy tu, sữa chữa con đường này.

Ông Nguyễn Việt Hoàng- Phó chủ tịch xã Xuân Hưng cho biết, Công ty Toàn Xuân Hưng đã có nhiều đóng góp cho địa phương như ủng hộ tiền để làm đường, giúp đỡ hộ nghèo, đặc biệt là đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ cho người dân địa phương. Hiện Công ty Toàn Xuân Hưng cũng đã đề nghị địa phương có phương làm đường cụ thể. Dự kiến trong năm nay, Công ty sẽ bỏ ra 1,3 tỷ đồng để làm mới con đường này.

Phúc Ngọc

Đọc thêm