Sửa đổi Nghị định về từ thiện: Đề xuất cá nhân phải công khai tài chính

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Bộ Tài chính đánh giá, bởi Nghị định 64/2008/NĐ-CP chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn cho người dân do thiên tai, định họa. Đồng thời, chưa điều chỉnh đối với hoạt động của quỹ từ thiện, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung là điều cần thiết.
Sửa đổi Nghị định về từ thiện: Đề xuất cá nhân phải công khai tài chính

Nghị định 64: Nhiều bất cập

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, Nghị định 64 đã bộ lộ một số bất cập trong quá trình tổ chức cũng như thực hiện. Cụ thể như phạm vi điều chỉnh chưa bao quát hết; thời gian tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn, đặt biệt là đối với công tác tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện nguyện của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng bào người Việt sinh sống tại nước ngoài. Đối với một số đợt thiên tai, gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng tiền, hiện vật đóng góp tự ngyện lớn dẫn đến công tác tiếp nhận mất nhiều thời gian công sức.

“Đồng thời, tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện được tổ chức, cá nhân đóng góp cụ thể cho các địa bàn, nội dung nào thì cần được tiếp nhận, phân phối và sử dụng đúng theo cam kết. Thời gian tiếp nhận không đủ có thể dẫn đến việc sử dụng không đúng mục đích tiền, hiện vật đóng góp”, Bộ Tài chín nêu.

Bên cạnh đó, khi thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ. Và một số cơ quan chuyên môn của địa phương như: Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính,…

Các nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện chủ yếu tập trung và cứu đói, cứu rét, cấp cứu người bị thương, hỗ trợ gia đình có người chết, người bị nạn; hỗ trợ xây dựng nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của thiên tai nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng vùng thiên tai cũng bị thiệt hại.

Phải phối hợp với chính quyền cơ sở

Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Nghị định được trình xin ý kiến gồm 3 chương, 72 điều, trong đó Bộ đề xuất bổ sung hai chính sách mới. Thứ nhất, tổ chức, cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện phải có trách nhiệm thông báo đến UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật) theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định.

Về phân phối, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để xác định vi phạm, mức, thời gian hỗ trợ và những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể. Nhà nước khuyến khích cá nhân áp dụng các nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định tương tự với Ban vận động các cấp.

UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức, thười gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đống góp tự nguyện khi cá nhân có đề nghị.

Toàn bộ nguồn đóng góp tự nguyện được phân phối, sử dụng theo mục đích của từng cuộc vận động, tiếp nhận. Những khoản vận động, tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng theo cam kết. Trường hợp nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ có điều kiện, địa chỉ cụ thể còn dư, cá nhân có trách nhiệm thống nhất với chủ thể đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng khoản tiền đã vận động, tiếp nhận còn dư.

Đáng lưu ý, chi phí hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân dứng ra vận động tự chi trả. Trừ trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải công khai khoản phí này.

Cá nhân phải tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể và thực hiện công khai trên các phương tiện truyền thông.

Thứ hai, về vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, dự thảo bổ sung thêm quy định cho phép các cơ sở y tế, quỹ từ thiện, cá nhân được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện theo từng trường hợp cụ thể. Thay thế, cho quy định tại Nghị định 64 chỉ là các cơ quan thông tin đại chúng được vận động tiếp nhận, quản lý và sử dụng đóng góp tự nguyện để trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo./.

Đọc thêm