Sản phẩm này thường được gọi là nước rửa chén sinh học. Nước này còn có thể dùng lau nhà, tưới cây, rau và rửa bình sữa cho em bé. Ngâm sau 3 tháng là có thể dùng được.
Cách làm: Chuẩn bị một bình nhựa tầm 20 lít (có thể tận dụng bình nhựa chứa nước lọc), cho vào bình 1kg đường nâu/ đường đen / rỉ mật mía hay nước mía cùng với 10 lít nước lọc (nước máy bình thường) khuấy cho đường tan rồi cho vào 3kg vỏ trái cây (vỏ dứa, cam, chanh, sả cây, chuối...).
Lưu ý là không để dính dầu mỡ vào vỏ trái cây.
Nếu không có sẵn 3kg vỏ trái cây thì có thể cho vào bình mỗi ngày. Pha sẵn thùng nước với đường nâu, khi có vỏ trái câu thì rửa sơ qua và cho vào. Khi khoảng trống trong bình còn 5-10cm thì ngừng bỏ vỏ trái cây để có không gian cho vỏ trái cây lên men.
Lúc mới ngâm, ngày khuấy 2 lần sáng, chiều. Vỏ trái cây lên men nên sẽ có gas, nên mở nắp khuấy để xì bớt gas, tránh bung nắp. Qua một tuần thì ngày khuấy 1 lần, qua một tháng thì lâu lâu khuấy 1 lần. Ngâm sau 3 tháng là chiết nước enzim này ra sử dụng được.
Nếu mọi người muốn dung dịch có bọt thì mua thêm quả bồ hòn về nấu rồi cho vào hỗn hợp ngâm. Khi ngâm, muốn dung dịch thơm thì nên cho nhiều loại vỏ của quả có mùi như dứa, cam, quýt, chuối, sả cây,...
Sử dụng thành phẩm: Chén bát sau khi ăn xong tráng sơ qua cho trôi hết thức ăn rồi cho vào thau nước vừa pha với dung dịch đã ngâm theo tỉ lệ 1:1 và dùng iẻ rửa bát để kì cọ chén bát. Sau đó tráng lại bát đũa với nước sạch.
Để rửa sạch rau, củ, quả thì pha 2 muỗng canh enzim với nước.
Pha để lau sàn thì tỉ lệ dung dịch:nước là 1:5, pha để tưới cây hay rau củ thì tỷ lệ 1:10
Enzimnày để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng.
Không bảo quản dung dịch trong tủ lạnh.