Gần đây, nhiều đảng viên tại thôn Quang Thừa (xã Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam) liên tiếp đề nghị chính quyền có biện pháp mạnh để chấm dứt hoạt đông mê tín tại đền làng (còn gọi là đền Tiên Ông).
Xem bói núp bóng nhà đền
Trước đây, đền Tiên Ông được trông nom, hương khói bởi các “chủ nhang” do người dân trong thôn bầu chọn, cắt cử theo từng năm. Nhưng từ đầu năm 2011, ở đây xuất hiện “Cô Nhàn” (Chu Thị Nhàn, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) về xưng là “được Tiên ông cử về” và cam kết với thôn sẽ xây dựng một nhà khách tại đền. Sau đó, “cô Nhàn” xây trong khuôn viên đền khối nhà bê tông kiên cố làm nơi ăn ở. Tại đây thường diễn ra các hoạt động mê tín dị đoan, bói toán.
Người dân cho biết, người đến xem bói phải khai chi tiết về bản thân như tên, tuổi, địa chỉ, vợ (chồng)… để cô khấn. Đây là những thông tin để cô Nhàn “nói dựa” khiến nhiều người phải móc hầu bao, chi tiền làm lễ.
Theo chân người vào xem bói, chúng tôi thấy khá rõ điều này: Không thấy chị T ghi tên chồng, cô Nhàn liền phán, “chị này khó lấy chồng, phải về làm lễ cưới người âm, làm lễ chia của với người âm thì mới dễ lấy chồng. Làm lễ xong sẽ gặp đại gia xin cưới ngay…”. Thấy anh M ghi tên vợ, con, thì Cô phán “từ ngày anh có con là bị mất nhiều tiền của. Phải chăm đi lễ thì mới giữ được tiền của”… Điều cuối cùng trong tất cả những người trên đều là… “làm lễ”. Thậm chí, có người cô Nhàn không phán được gì cũng bị yêu cầu làm lễ vì “làm lễ xong mới đến xem được”.
Trước đây, đền Tiên Ông được trông nom, hương khói bởi các “chủ nhang” do người dân trong thôn bầu chọn, cắt cử theo từng năm. Nhưng từ đầu năm 2011, ở đây xuất hiện “Cô Nhàn” (Chu Thị Nhàn, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) về xưng là “được Tiên ông cử về” và cam kết với thôn sẽ xây dựng một nhà khách tại đền. Sau đó, “cô Nhàn” xây trong khuôn viên đền khối nhà bê tông kiên cố làm nơi ăn ở. Tại đây thường diễn ra các hoạt động mê tín dị đoan, bói toán.
Người dân cho biết, người đến xem bói phải khai chi tiết về bản thân như tên, tuổi, địa chỉ, vợ (chồng)… để cô khấn. Đây là những thông tin để cô Nhàn “nói dựa” khiến nhiều người phải móc hầu bao, chi tiền làm lễ.
Theo chân người vào xem bói, chúng tôi thấy khá rõ điều này: Không thấy chị T ghi tên chồng, cô Nhàn liền phán, “chị này khó lấy chồng, phải về làm lễ cưới người âm, làm lễ chia của với người âm thì mới dễ lấy chồng. Làm lễ xong sẽ gặp đại gia xin cưới ngay…”. Thấy anh M ghi tên vợ, con, thì Cô phán “từ ngày anh có con là bị mất nhiều tiền của. Phải chăm đi lễ thì mới giữ được tiền của”… Điều cuối cùng trong tất cả những người trên đều là… “làm lễ”. Thậm chí, có người cô Nhàn không phán được gì cũng bị yêu cầu làm lễ vì “làm lễ xong mới đến xem được”.
Không giống những nơi khác, ở đây "Cô Nhàn xem bói… miễn phí (không phải đặt tiền). Nhưng đổi lại, nếu nhờ “Cô Nhàn” làm lễ, mỗi người xem bói phải chi cả chục triệu đồng cho khóa lễ của mình. Ông Trần Đình Lâu - đảng viên thuộc Chi bộ thôn Quang Thừa cho biết, “cứ theo lời bà Nhàn thì ai cũng có vấn đề cần phải lễ bái. Để tăng sức thuyết phục, bà Nhàn còn tung tin về việc có nhiều người nhà các quan chức cấp huyện, cấp tỉnh cũng đến đây làm lễ hết hàng chục triệu đồng”.
Chi bộ… "ra tay"
Bức xúc trước những hoạt động mê tín tại Đền, nhân 1 buổi hầu đồng do cô Nhàn tổ chức khá hoàng tráng vào tháng 6 vừa qua, một số đảng viên đã chụp ảnh làm bằng chứng rồi lên xã phản ánh. Sau đó, UBND xã tổ chức một đoàn đến kiểm tra nhưng không hiểu sao, hoạt động bói toán, lễ bái và đốt vàng mã tại đây vẫn tiếp diễn. Điều này khiến nhiều đảng viên bức xúc, phát biểu gay gắt trong các cuộc họp chi bộ, đề nghị chính quyền làm rõ việc ai cho phép bà Nhàn tạm trú và sinh hoạt tại Đền; ai cho phép bà Nhàn xây dựng nhà kiên cố phá vỡ cảnh quan nơi thờ tự…?.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Dân Tiến, Đảng viên thôn Quang Thừa, cho hay, “tiếng là xây nhà khách cho Đền nhưng bà Nhàn đã xây dựng nhà cho để mình sinh hoạt riêng một cách lâu dài. Phòng ngủ, nhà tắm, gường, tủ và cả máy tập thể dục… chỉ để phục vụ cho bà Nhàn và đệ tử”.
Cả ông Lâu, ông Tiến đều thừa nhận từ khi bà Nhàn về, tình hình ở Đền có nhiều lộn xộn, “đồng tiền” được đặt trên hết. Đơn cử như việc, Chi hội Người cao tuổi ra điều kiện, cụ Hợi muốn được tiếp tục làm thủ nhang thì phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của Đền (để mất, phải bồi thường), không được quản lý hòm công đức và phải nộp 6 triệu đồng/năm. ..
Theo đánh giá, đây là cách o ép khéo léo buộc cụ Hợi phải đi khỏi Đền để nhường chỗ cho người khác. “Nếu vậy thì quá bất công bởi cụ Hợi đã trông nom, tôn tạo đền Tiên Ông từ 20 năm nay”, ông Tiến phát biểu.
Trao đổi với phóng viên, bà Mai Thị Lộc, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tượng Lĩnh cho hay: “Xuất phát từ kiện nghị của đảng viên, chúng tôi đã ra Nghị quyết, trong đó có nội dung yêu cầu UBND xã trục xuất bà Nhàn và các đệ tử ra khỏi địa phương.”. Liệu việc thực hiện Nghị quyết này có đúng như kỳ vọng của các đảng viên thôn Quang Thừa?.
Chi bộ… "ra tay"
Bức xúc trước những hoạt động mê tín tại Đền, nhân 1 buổi hầu đồng do cô Nhàn tổ chức khá hoàng tráng vào tháng 6 vừa qua, một số đảng viên đã chụp ảnh làm bằng chứng rồi lên xã phản ánh. Sau đó, UBND xã tổ chức một đoàn đến kiểm tra nhưng không hiểu sao, hoạt động bói toán, lễ bái và đốt vàng mã tại đây vẫn tiếp diễn. Điều này khiến nhiều đảng viên bức xúc, phát biểu gay gắt trong các cuộc họp chi bộ, đề nghị chính quyền làm rõ việc ai cho phép bà Nhàn tạm trú và sinh hoạt tại Đền; ai cho phép bà Nhàn xây dựng nhà kiên cố phá vỡ cảnh quan nơi thờ tự…?.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Dân Tiến, Đảng viên thôn Quang Thừa, cho hay, “tiếng là xây nhà khách cho Đền nhưng bà Nhàn đã xây dựng nhà cho để mình sinh hoạt riêng một cách lâu dài. Phòng ngủ, nhà tắm, gường, tủ và cả máy tập thể dục… chỉ để phục vụ cho bà Nhàn và đệ tử”.
Cả ông Lâu, ông Tiến đều thừa nhận từ khi bà Nhàn về, tình hình ở Đền có nhiều lộn xộn, “đồng tiền” được đặt trên hết. Đơn cử như việc, Chi hội Người cao tuổi ra điều kiện, cụ Hợi muốn được tiếp tục làm thủ nhang thì phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của Đền (để mất, phải bồi thường), không được quản lý hòm công đức và phải nộp 6 triệu đồng/năm. ..
Theo đánh giá, đây là cách o ép khéo léo buộc cụ Hợi phải đi khỏi Đền để nhường chỗ cho người khác. “Nếu vậy thì quá bất công bởi cụ Hợi đã trông nom, tôn tạo đền Tiên Ông từ 20 năm nay”, ông Tiến phát biểu.
Trao đổi với phóng viên, bà Mai Thị Lộc, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tượng Lĩnh cho hay: “Xuất phát từ kiện nghị của đảng viên, chúng tôi đã ra Nghị quyết, trong đó có nội dung yêu cầu UBND xã trục xuất bà Nhàn và các đệ tử ra khỏi địa phương.”. Liệu việc thực hiện Nghị quyết này có đúng như kỳ vọng của các đảng viên thôn Quang Thừa?.
Khoa Lâm