Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2021. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT là mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của thí sinh là học sinh THPT ở khu vực 3 đối với mỗi tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi.
Ngành có điểm xét tuyển cao nhất là Quản trị kinh doanh và Công nghệ thực phẩm với 21 điểm.
Cụ thể điểm xét tuyển từng ngành như sau:
|
Trong khi đó, 19 là số điểm mà trường Đại học Tài chính- Marketing TPHCM nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn) trình độ đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, không phân biệt tổ hợp xét tuyển.
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển nêu trên là tổng điểm thi của 3 môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển, không nhân hệ số, được làm tròn đến hai chữ số thập phân, không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.
Nhà trường cho biết điểm nhận hồ sơ xét tuyển nêu trên là mức điểm dành cho thí sinh THPT khu vực 3. Mức điểm chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).
Trường Đại học Ngoại thương đã thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn) dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 4) của trường với mức 23,80 điểm cho tất cả các khối thi tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở 2 tại TP HCM. Trong khi cơ sở Quảng Ninh có điểm sàn 20 điểm.
|
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.
Đối với ngành ngôn ngữ (các chuyên ngành tiếng Anh thương mại, tiếng Pháp thương mại, tiếng Nhật thương mại, tiếng Trung thương mại) mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp 3 môn toán, văn, ngoại ngữ và điểm ưu tiên nếu có (trong đó môn ngoại ngữ nhân hệ số 1).
Điểm xét tuyển tính theo thang điểm đã được công bố tại đề án và thông báo tuyển sinh năm 2021 của trường.