Thị trường bất động sản cầm chừng chờ phục hồi sau dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại dịch gây ra những tác động tiêu cực lên mọi mặt của xã hội, trong đó có lĩnh vực bất động sản: các văn phòng, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại đều buộc phải đóng cửa, các kế hoạch ra mắt dự án nhà ở mới bị tạm hoãn. Mọi hoạt động diễn ra rất cầm chừng chờ phục hồi sau dịch.
Thị trường bất động sản cầm chừng chờ phục hồi sau dịch

Báo cáo mới nhất của Savills về thị trường BĐS tại Hà Nội & TP Hồ Chí Minh cho thấy, ở TP HCM, lượng giao dịch căn hộ và tỷ lệ hấp thụ của Q3/2021 ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tổng lượng giao dịch chỉ hơn 400 căn, giảm -70% theo quý và -94% theo năm, trong khi tỷ lệ hấp thụ đạt 14%, giảm -23 điểm phần trăm theo quý và -58 điểm phần trăm theo năm. Hạng C dẫn đầu lượng giao dịch với 81% tổng lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ đạt 21%.

Trong khi đó, tại Hà Nội, ảnh hưởng của việc giãn cách toàn thành phố trong vòng hai tháng đã khiến số lượng căn bán được trong quý giảm -50%. Nguồn cung sơ cấp giảm -8% theo quý và -27% theo năm xuống 19.600 căn. Nguồn cung mới hạn chế và hàng tồn kho giá cao khiến các chủ đầu tư chuyển hướng sang các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và cải thiện về chất lượng là những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các đô thị ngoài trung tâm.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc, Bộ phận Cho Thuê Thương Mại, Savills Hà Nội cho rằng, giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, dẫn đến tình hình thị trường văn phòng chậm lại cho đến hết năm 2021. Tuy nhiên, nhóm các khách thuê lớn đang tận dụng cơ hội này để tái cấu trúc lại văn phòng làm việc và đàm phán để đạt được những chính sách tốt hơn.

Do đó, đối với văn phòng, công suất cho thuê ở TP HCM trung bình ổn định ở mức 90%, không đổi so với quý trước nhưng giảm -4 điểm phần trăm theo năm. Giá thuê trung bình ở mức 31USD/m2/tháng, giảm -1% theo quý. Nhiều chủ đầu tư giảm nhẹ giá thuê, và nhiều tòa nhà chấp nhận thương lượng thêm nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho khách thuê mới trong bối cảnh dịch bệnh.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Thị trường, TP. HCM: "Thị trường bất động sản liền thổ tại TP.HCM tiếp tục thu hút sự quan tâm của người mua. Nguồn cung khan hiếm giúp thị trường duy trì sự ưu chuộng của người mua, đồng thời cũng thúc đẩy nguồn cầu dịch chuyển ra các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An".

Nhiều chủ nhà ở Hà Nội đã có các chính sách ưu đãi giá thuê để hỗ trợ khách thuê trong mùa dịch. Giá chào thuê trung bình thị trường giảm -2% theo quý và -2% theo năm.

Việc giãn cách xã hội đã làm hoạt động cho thuê văn phòng chậm lại, các khách thuê chưa thể dịch chuyển hay mở rộng. Ngoài ra, nguồn cung mới và cơ sở hạ tầng cải thiện sẽ đem lại lợi thế cho trục phía Tây thành phố.

Tại TP HCM, nguồn cung biệt thự/nhà phố liền kề tương lai đến 2024 dự kiến đạt gần 9.600 căn/ nền. Thành phố Thủ Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất với 32%, tiếp theo là Bình Chánh với 24% và Bình Tân với 11%. Thành phố Thủ Đức tiếp tục thu hút các dự án bất động sản nhà ở nhờ quỹ đất sẵn có, quy hoạch đô thị tốt và cơ sở hạ tầng được đầu

Nhưng ở Hà Nội, các quy định về giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung biệt thự/nhà phố liền kề trong Q3/2021. Nguồn cung mới giảm -75% theo quý và -47% theo năm. Sự thận trọng của người mua trong thời kỳ đại dịch, nguồn cung mới hạn chế cùng hàng tồn kho giá cao đã khiến lượng giao dịch sụt giảm mạnh.

Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành của Savills Việt Nam.

Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành của Savills Việt Nam.

Tuy nhiên, với nguồn cung dồi dào cùng nguồn cầu mạnh được minh chứng vào nửa đầu năm 2021, một triển vọng đầy hứa hẹn cho thị trường với sự phục hồi nhanh chóng và mức giao dịch trở lại như trước đại dịch. Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills, Hà Nội cho rằng, "sau một quý gián đoạn bởi giãn cách xã hội, thị trường nhà ở thấp tầng tại Hà Nội dự kiến sẽ hồi phục với nguồn cầu mạnh mẽ và nguồn cung lớn trong tương lai".

Đánh giá chung của ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành của Savills Việt Nam, phụ trách phát triển Nghiên cứu dịch vụ và tư vấn cho toàn bộ Việt Nam và tất cả các khu vực lân cận (như Myanmar, Lào, Campuchia,...), cho thấy, “Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, với thị trường bất động sản đạt tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 1,78 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Các dự án nằm trong khu vực vệ tinh, có dư địa để phát triển hạ tầng và các tiện ích gia tăng giá trị là tâm điểm”.

Đọc thêm