So với phiên giao dịch trước đó, dòng tiền đã giảm đi khoảng 14% tuy nhiên đây vẫn là phiên giao dịch thứ 2 thị trường đạt giá trị giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng. Điều này, phản ánh dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường chứng khoán ngay sau khi TPP được ký kết. Nhiều khả năng trong các phiên T+2, T+3, giá trị trị giao dịch sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
Theo thống kê, lần gần nhất, thanh khoản thị trường đạt trên 2.000 tỷ đồng là 18/9. Còn lần gần nhất, giá trị giao dịch 2 phiên liên tiếp đạt trên 2.000 tỷ đồng, cũng đã diễn ra cách đây hơn 1 tháng (28/8 và 31/8).
Sau phiên bán ròng 151 nghìn cổ phiếu, khối ngoại đã quay đầu mua mạnh FLC trên sàn HOSE trong phiên giao dịch hôm nay. Nhiều khả năng đây là một phiên mua ròng khi khối lượng mua vào tăng đột biến lên 458.320 cổ phiếu. Theo thống kê, phiên gần nhất khối ngoại mua vào nhiều hơn là phiên 18/9, mua vào 618 nghìn cổ phiếu.
Một phần nguyên nhân khiến cho giá cổ phiếu FLC giảm nhẹ (-1,47%) là do tâm lý chốt lời của thị trường chung. Sau một vài lần thử thách, nhà đầu tư đã không chịu được áp lực và bán ra khá mạnh vào cuối phiên.
Đáng chú ý, thanh khoản của FLC trong 2 phiên gần đây đã hồi phục mạnh trở lại, trong đó phiên hôm qua là hơn 8 triệu đơn vị, phiên hôm nay là 5,6 triệu đơn vị (bằng 151% so với bình quân 20 phiên gần đây).
Các mã trụ như BID (-2,44%), VNM (-0,97%), CTG (-1,48%), SSI (-1,22%) có dấu hiệu bị nhà đầu tư bán ra, khiến cho áp lực giảm tăng mạnh.
Các mã bảo hiểm trái ngược với phiên tăng kịch trần trước đó đều kết thúc phiên đi ngang hoặc giảm điểm nhẹ BVH (0%), BMI (-0,94%), BIC (-1,98%).
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 1,72 điểm xuống 579,57 điểm, tương đương 0,3%. Khối lượng giao dịch 146,24 triệu cổ phiếu, tương đương 2.620 tỷ đồng.
Khối ngoại tranh thủ gom FLC |
Nhóm cổ phiếu dệt may, thủy sản và hạ tầng khu công nghiệp sau phiên tăng mạnh cũng bị bán ra để chốt lời. Theo đánh giá của các chuyên gia, TPP cần thời để có hiệu lực chính thức nên việc nhà đầu tư bình tâm trở lại là điều dễ hiểu.
Tại nhóm dệt may, trong khi KMR giữ giá tham chiếu thì STK giảm 1,1%, TCM giảm 3,32%. Trong khi các cổ phiếu cảng biển đều giảm như mã DVP giảm 0,92% xuống 54.000 đồng/cổ phiếu, HAH giảm 1,22%, GMD giảm 1,6%.
Còn dòng thủy sản cũng bị chốt lời nhiều và đồng loạt FMC giảm 2,21%, HVG giảm 3,76%, IDI tăng 3,61%, VHC giảm 2,84%.
Chốt phiên chỉ có các mã hạ tầng khu công nghiệp vẫn giữ được cầu vào khá KBC tăng 0,74%, ITA tăng 3,64%, DIG tham chiếu.
Trên sàn Hà Nội, tác động của các mã lớn là rõ rệt khi ACB giảm 1,49%, PVI giảm 1,94%, khiến cho chỉ số không thể tăng trong phiên chiều. Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,73 điểm xuống 79,74 điểm, tương đương 0,91%. Khối lượng giao dịch tốt hơn rất nhiều, đạt 51,57 triệu cổ phiếu, tương đương 619,87 tỷ đồng.
Giống như các cổ phiếu dệt may trên HOSE, mã TNG cũng chịu áp lực bán ra khiến cho giá giảm 3,53%.