Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA) dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2017, là hiệp định quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, giúp giảm thời gian và chi phí cho các giao dịch thương mại qua biên giới. Tính toán của WB cho thấy, việc thực hiện TFA sẽ giúp giảm 20% chi phí giao dịch cho các DN tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư và tạo công ăn việc làm cho nguồn nhân lực của Việt Nam.
Ông có thể nói rõ về lộ trình cụ thể của việc thực hiện TFA?
Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính để trình Chính phủ thành lập Ủy ban để tạo thuận lợi cho thương mại, dự thảo ra các kế hoạch thực hiện các cam kết thuộc các nhóm A, B, C của Hiệp định này.
Theo lộ trình cụ thể, trước hết là chỉ rõ là những cam kết đó thuộc lĩnh vực nào? Liên quan đến đơn vị nào? Làm thế nào để tổ chức, điều phối được, triển khai nhiều cam kết.
Trong đó, có nhiều cam kết không chỉ liên quan đến ngành hải quan, mà liên quan đến dịch vụ logistics (làm thế nào để giảm được chi phí cho doanh nghiệp, giảm thời gian làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển, sân bay, cửa khẩu đường bộ của Việt Nam), đến hoạt động của kiểm tra chuyên ngành (liên quan rất nhiều đến hàng hóa xuất nhập khẩu như: kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm....)
Thưa ông, Kế hoạch hành động thực hiện các cam kết của TFA sẽ được thực hiện như thế nào?
Trong hoạt động của Ủy ban tạo thuận lợi cho thương mại quốc gia cũng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành phải rà soát lại văn bản pháp luật nào hiện không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung. Xây dựng tổ chức để thực hiện và mua sắm trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động đó.
Như để thực hiện cơ chế một cửa quốc gia thì phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, chương trình quản lý và điện tử hóa, số hóa các văn bản chứng từ, các giấy phép. Trên cơ sở đó, mới cải tiến được thủ tục hành chính cũng như giảm bớt thời gian liên quan giữa các hoạt động quản lý chuyên ngành.
|
Thực hiện các cam kết của TFA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp thành viên WTO, trong đó có Việt Nam |
Ông có thể nói rõ hơn Cam kết nhóm B và nhóm C là cam kết như thế nào? Tạo thuận lợi như thế nào đối với doanh nghiệp?
Cam kết nhóm A, B, C thì liên quan đến cam kết thứ nhất là chúng ta tự tổ chức thực hiện được những cam kết nào mà chúng ta cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của quốc tế. Trên cơ sở chỉ ra đó, chúng ta sẽ có được sự hỗ trợ của đối tác trong WTO.
Khi chúng ta triển khai được những hoạt động như vậy thì rõ ràng sẽ cải thiện được môi trường đầu tư, làm cho môi trường đầu tư kinh doanh xuất, nhập khẩu của chúng ta minh bạch hơn, đơn giản hơn, giảm rất nhiều thời gian cho doanh nhân, doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu của mình.
Trân trọng cảm ơn ông!
Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) của USAID đã hỗ trợ cho Tổng cục Hải quan tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp Việt Nam hoàn thành các nghĩa vụ quy định trong WTO liên quan đến TFA. Tuy nhiên, ông Craig Hart chỉ rõ, TFA là bắt buộc thực hiện đối với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước nhưng hhiện phần lớn những điểm khuyết thiếu trong thực hiện TFA chủ yếu liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước khác như thủ tục cấp phép…, chứ không phải cơ quan hải quan.
Đến tháng 7/2014, Việt Nam đã phân nhóm cam kết Nhóm A (sẽ được thực thi ngay khi TFA có hiệu lực) và gửi Ban Thư ký WTO. Cam kết nhóm A của Việt Nam gồm: các điểm giải đáp, thông báo, cơ hội góp ý và thông tin trước thời điểm có hiệu lực, tham vấn, quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện, quy định chung về phí và lệ phí phải thu hoặc có liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu; quy định cụ thể đánh vào phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu; các lô hàng được xử lý nhanh; vận chuyển hàng hóa dưới sự giám sát hải quan đối với nhập khẩu; các yêu cầu về thủ tục và chứng từ; chấp nhận bản sao; sử dụng đại lý hải quan; các thủ tục quản lý biên giới và yêu cầu chứng từ chung; quá cảnh: thủ tục, quy định và phí quá cảnh, tăng cường không phân biệt đối xử.
Hiện Việt Nam đang xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực hiện cam kết nhóm B và C theo WTO. Cam kết nhóm B là các cam kết mà Việt Nam có thể tự thực thi trong lộ trình nhất định và cam kết nhóm C thì cần hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện. Quá trình rà soát, phân loại, việc bố trí cam kết vào nhóm nào là việc nội bộ của Việt Nam trước khi TFA có hiệu lực.